Mô hình kinh tế Định vị cho cá tra xuất khẩu

Định vị cho cá tra xuất khẩu

Ngày đăng 28/07/2015

Định vị cho cá tra xuất khẩu

“Cá nằm trên thớt”

Thời gian vừa qua, dư luận tiếp tục quan tâm đến đầu ra của nhiều mặt hàng nông hải sản. Một số mặt hàng thoát nạn nhờ sự “giải cứu” của cộng đồng. Sự “sống” của cá tra ở ĐBSCL một thời cũng nằm trong số phận đó. Cách đây khoảng 15 năm, cá tra đã thăng hoa từ những hộ nuôi ven sông Hậu. Từ đó, người ta đổ xô nuôi cá và xây dựng nhà máy chế biến thủy sản. Dù đối diện không ít lần kiện tụng của nước ngoài thông qua các “hàng rào kỹ thuật”, nhưng cá tra vẫn là mặt hàng chiến lược xuất khẩu của Việt Nam.

Điều làm người ta đau đầu chính là quản lý sản lượng vùng nuôi! Cách đây khoảng 8 năm, đích thân Thủ tướng phải chủ trì cuộc họp trực tuyến để giải cứu tình hình cá tra quá lứa ở ĐBSCL. Ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản An Giang (AFA), nhớ lại: Thời điểm đó, nếu thống kê công suất từ các nhà máy là 7.400 tấn/ngày, thì sản lượng đã đạt 2 triệu tấn. Tuy nhiên, thống kê từ các địa phương thì sản lượng chỉ có 1 triệu tấn. Chuyện cá tra ùn ứ, kéo theo giá cá tra tăng, giảm thất thường là đương nhiên. Thời điểm đó, vấn đề nằm ở chỗ làm sao thống kê chính xác sản lượng cá nuôi? Tất nhiên, vùng nuôi cá tra đã có những quy hoạch hẳn hoi. Nhưng ai là người kiểm tra, kiểm soát vùng nuôi thì vẫn bỏ ngỏ! Vì vậy, câu chuyện “cá nằm trên thớt” khi sản lượng dư thừa là không khó hiểu. Sản lượng dư thừa nên doanh nghiệp dễ thao túng thị trường, dẫn đến nhiều hệ lụy, cạnh tranh không lành mạnh trong xuất khẩu, bán phá giá…

Câu chuyện vùng nuôi cá tra đang là vấn đề đáng quan tâm. Bởi đầu tư nuôi cá tra hiện nay không chỉ vài chục hay vài trăm triệu đồng mà mỗi người nuôi phải bỏ hàng tỷ đồng vào đó. Một lần cá tra “bị gãy” là gắn với những vụ phá sản. Thực tế, không chỉ nông dân mà một số nhà máy chế biến xuất khẩu cá tra phải phá sản, lâm cảnh nợ nần.

Chống gây nhiễu và thao túng

“Xuất khẩu cá tra trong 6 tháng đầu năm 2015 có giảm nhưng tình hình đang khả quan trở lại”, ông Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho biết. Theo đó, ĐBSCL đã thu hoạch 1.857/1.959ha cá tra thả nuôi, sản lượng đạt gần 520.000 tấn từ đầu năm đến nay. Giá cá tra dao động từ 19.000 - 24.500 đồng/kg. Tình hình vùng nuôi nguyên liệu đã có những bước tiến đáng kể khi doanh nghiệp đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra theo quy định của Nghị định 36. Từ đầu năm đến nay đã có 184 doanh nghiệp xuất khẩu với 14.523 hồ sơ đăng ký xuất khẩu gần 480.000 tấn.

Từ tháng 6-2015, Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã triển khai cho các doanh nghiệp đăng ký hợp đồng xuất khẩu và thu thập dữ liệu về vùng nuôi, bước đầu đã gắn được bộ “định vị” cho con cá tra ĐBSCL. Theo đó, việc đăng ký hợp đồng xuất khẩu cá tra sẽ giúp xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tạo sự công khai, minh bạch đối với thị trường cá tra và tăng thêm lợi ích cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu lẫn hộ nuôi. Sau khi thu nhận thông tin về vùng nuôi và hợp đồng xuất khẩu, Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã có được bộ dữ liệu ban đầu, bao gồm danh sách doanh nghiệp xuất khẩu,


Thuỷ sản khẳng định vai trò ngành kinh tế chủ lực Thuỷ sản khẳng định vai trò ngành kinh… Kháng sinh, chất cấm kẻ thù của ngành chăn nuôi Kháng sinh, chất cấm kẻ thù của ngành…