Mô hình kinh tế Đìu hiu nghề nuôi nhông

Đìu hiu nghề nuôi nhông

Ngày đăng 15/11/2015

Đìu hiu nghề nuôi nhông

Nghề “hái ra tiền"...

Nhông là đặc sản nổi tiếng của xã ven biển Bình Thạnh, cũng là vật nuôi mang lại giá trị kinh tế khá cao cho người dân.

Ông Nguyễn Phi Hùng ở thôn Trung An, xã Bình Thạnh cho biết, gia đình ông đã nuôi nhông từ năm 1992.

Giá nhông thương phẩm trung bình khoảng 350.000 - 400.000đồng/kg, nhưng nhiều lúc “cung không đủ cầu”.

Chỉ tính riêng việc các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống tại bãi biển Khe Hai và người dân trong vùng liên tục gọi điện hối thúc đặt mua cũng đã không đủ số lượng nhông để bán. Mặc dù là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ mạnh, nhưng đến nay chỉ còn vài hộ ở Bình Thạnh giữ lại nghề nuôi nhông.

Do đó, tận dụng đất pha cát trong vườn nhà, ông dành hai sào làm chuồng trại nuôi nhông.

Thức ăn cho nhông rất đơn giản, chủ yếu là bí đỏ, trái trứng cá, rau muống...

Ngoài bán nhông thương phẩm, ông Hùng còn bán nhông giống cho các hộ xung quanh. “Thỉnh thoảng có việc cần, chỉ cần ra vườn bẫy vài con mang đi bán là có vài trăm ngàn rồi.

Nuôi nhông tiện lợi là vậy”, ông Hùng cười nói.

... nhưng không mặn mà

Năm 2011, thấy hiệu quả kinh tế của con nhông, Tổ hợp tác nuôi nhông xã Bình Thạnh được thành lập với 24 thành viên.

Thế nhưng, từ năm 2012 - 2013, con nhông không còn mang lại hiệu quả kinh tế, nên hiện nay chỉ còn 4, 5 hộ giữ lại nghề nuôi nhông. Theo ông Lê Thông - Giám đốc HTX Nông nghiệp Bình Thạnh, do nhiều người đầu tư diện tích nuôi nhông lớn, nên trong quá trình nuôi không kiểm soát được hết.

Số lượng nhông thu hoạch so với nhông giống thả nuôi chênh lệch nhau rất nhiều, theo chiều hướng giảm.

Nguyên nhân chính là do nhông bị mèo và chim bìm bịp ăn quá nhiều, khiến sản lượng nhông thu hoạch bị thất thoát quá lớn.

Để hạn chế việc nhông bị thất thoát, nhiều hộ đã dùng lưới rào xung quanh.

Tuy nhiên “nạn” chim bìm bịp bắt nhông thì không thể khắc phục được.

Bởi nhông là con vật cần ánh sáng, không thể dùng bạt phủ lên trên được.

Chưa kể nguyên nhân vì thời tiết mưa to, các hầm nhông bị sập khiến nhông bị chết, hoặc bị bệnh nấm. Gia đình ông Ngô Văn Trường ở thôn Vĩnh An, xã Bình Thạnh đã có kinh nghiệm nuôi nhông gần chục năm.

Thế nhưng ông Trường cho hay, vì số lượng thất thoát quá nhiều nên hiệu quả kinh tế từ con nhông thấp dần theo từng năm.

Đó cũng là lý do khiến nhiều hộ bỏ trống chuồng nuôi, hoặc chuyển sang trồng cỏ nuôi bò.

Riêng gia đình ông Trường thì giữ lại một phần diện tích chuồng nuôi với dự tính chuẩn bị mua thêm con giống, nuôi thêm một năm nữa nếu hiệu quả kinh tế không đạt thì sử dụng đất sang mục đích khác...

Theo ông Lê Hữu Thiên - Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi nhông, đầu ra của nhông khá rộng mở, thậm chí không đủ cung cấp cho dịch vụ tại biển và các nhà hàng lân cận.

Tuy nhiên, vì nguồn vốn đầu tư không có, nuôi không đạt về sản lượng nên nhiều người không còn mặn mà với nghề nuôi nhông.

Ngoài ra, mặc dù nhông là con vật hoang dã hiện diện thường xuyên ở vùng ven biển, nhưng theo nhiều người dân địa phương thì nay rất khó tìm ngoài tự nhiên.

Bởi khi giá nhông lên cao, nhiều người đổ xô đào bắt, khiến nhông tự nhiên khan hiếm, cạn kiệt.


Con chim biết chọn phân tử, hay xu hướng đậu nành không biến đổi gen ở thế kỷ XXI Con chim biết chọn phân tử, hay xu… Ngành nông nghiệp Quảng Ngãi 70 năm phát triển toàn diện Ngành nông nghiệp Quảng Ngãi 70 năm phát…