Độc đáo tổ liên kết vay vốn
Ông Trần Văn Hận, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Tây Ninh là người rất tâm đắc với mô hình tổ liên kết vay vốn. Sau nhiều năm theo sát, ông Hận khẳng định, thông qua tổ liên kết vay vốn, nông dân đã tiếp cận vốn vay một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều.
Hộ nông dân muốn vay vốn chỉ cần tới gặp tổ trưởng tố liên kết vay vốn, nói mình cần vay bao nhiêu, để sản xuất cái gì, dự tính hiệu quả kinh tế ra sao. Mọi khâu hoàn chỉnh thủ tục, hồ sơ vay vốn đều được tổ trưởng, cán bộ tín dụng đến tư vấn, hướng dẫn cặn kẽ.
Từ khi hồ sơ vay vốn đã hoàn chỉnh đến khi được ngân hàng giải ngân, chậm nhất là 4 ngày. Có hộ sáng nay nộp hồ sơ, đến chiều hoặc sáng mai đã được ngân hàng giải ngân, kịp thời sản xuất.
Ông Phạm Văn Tỷ, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân kiêm tổ trưởng tổ liên kết vay vốn ấp Phước Bình 2 (xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu) cho biết, trong những năm qua, tổ đã tạo điều kiện cho bà con tiếp cận vốn vay một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Đồng thời, tổ cũng giúp khá nhiều cho Agribank khi tổ thường xuyên nhắc nhở bà con sử dụng vốn vay đúng mục đích, đôn đốc bà con trả nợ đúng hạn. Tổ của ông Tý hiện có 47 hộ tham gia, tổng dư nợ 1,874 tỷ đồng. Nhiều hộ vay vốn sử dụng đúng mục đích đã có được hiệu quả tốt trong sản xuất.
Theo ông Trần Công Lập, Tổ trưởng tố liên kết vay vốn ở ấp Phước Lợi 1 (xã Suối Đá), tổ trưởng phải nắm rõ các thông tin nông dân cung cấp. Khi một hộ nông dân đến trình bày bằng miệng cần nuôi con gì, trồng cây gì, dự kiến hiệu quả kinh tế ra sao …, tổ trưởng sẽ tới kiểm tra thông tin ngay.
Chẳng hạn, nếu hộ đó muốn vay tiền mua trâu bò thì kiểm tra xem trong nhà đã có chuồng trại hay chưa. Nếu đã có chuồng trại chứng tỏ hộ đó đúng là có nhu cầu vay vốn nuôi bò.
Khi nông dân đã được vay vốn thì tổ thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, nhắc nhở nộp lãi đúng thời hạn. Những hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích đều có hiệu quả kinh tế tốt.
Với việc góp phần giải quyết nhu cầu vay vốn của nông dân một cách nhanh chóng, thuận tiện như trên, mô hình tổ liên kết vay vốn ở Tây Ninh đã xuất hiện khá nhiều.
Ông Nguyễn Thanh Truyện, Giám đốc Angribank Chi nhánh Dương Minh Châu cho biết, trên địa bàn huyện này, hiện đã có 148 tổ liên kết vay vốn với 6.244 hộ tham gia. Tổng dư nợ tín dụng qua mô hình tổ liên kết vay vốn ở huyện Dương Minh Châu là 98 tỷ đồng.
Theo Giám đốc Agribank Chi nhánh Tây Ninh, dư nợ cho vay qua tổ liên kết vay vốn hiện chiếm tới 10% tổng dư nợ của Agribank ở Tây Ninh (gần 1.000 tỷ đồng). Tổ liên kết vay vốn giúp cho Agribank giảm nhiều được chi phí tiếp nhận hồ sơ, giải ngân ...
Các tổ trưởng tổ liên kết vay vốn là cộng tác viên của ngân hàng trong việc đôn đốc trả nợ vay, giám sát sử dụng vốn vay. Đến nay, hầu hết các hộ vay từ 100 triệu đồng trở xuống là qua các tổ liên kết. Nhờ đó, cán bộ tín dụng có thể tập trung vào những khách hàng lớn hơn.
Không chỉ có vậy, ông Trần Văn Hận cho rằng mô hình tổ liên kết vay vốn còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực khác cho Hội Nông dân và Agribank, khi hội và ngân hàng đang bắt tay chặt chẽ với nhau để thực hiện mô hình này.
Các tổ trưởng đều là cán bộ Hội Nông dân, vì thế khi điều hành tổ liên kết vay vốn, cán bộ Hội Nông dân học hỏi được kinh nghiệm về quản lý vốn vay từ cán bộ tín dụng. Ngược lại, cán bộ tín dụng lại học được công tác vận động quần chúng.
Qua đó, cán bộ Agribank và cán bộ Hội Nông dân đều thông thuộc, bám sát địa bàn, nắm chắc đối tượng. Hội Nông dân có thêm một phần kinh phí hoạt động nhờ tham gia thực hiện một số khâu vay vốn. Hội Nông dân các cấp trưởng thành hơn về ứng dụng tin học để quản lý tài chính của cán bộ hội.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ