Độc quyền của VFA làm khó doanh nghiệp nhỏ
Đó là ý kiến của các đại biểu tại diễn đàn Chính sách nông nghiệp, tăng cường tính cạnh tranh thịt trường lúa gạo và chăn nuôi Việt Nam do Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn cùng Liên minh Nông nghiệp tổ chức tại TPHCM vào ngày 8-9.
Ông Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện trưởng Viên nghiên cứu kinh tế và chính sách Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội cho biết, từ khi có Nghị định 109/2010/NĐ-CP được ban hành vào năm 2010, kinh doanh xuất khẩu gạo trở thành loại hình kinh doanh có điều kiện và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đóng vai trò quản lý thị trường xuất khẩu gạo
. Một trong những sự quản lý đó là đưa ra những điều kiện bắt buộc để khống chế số lượng doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Bên cạnh đó, VFA cũng đưa ra giá sàn xuất khẩu để làm cơ sở giá bán của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo một số đại biểu tham dự, cơ chế độc quyền của VFA khiến cho việc sản xuất và xuất khẩu gạo chỉ tập trung vào các doanh nghiệp lớn, mà không tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp nhỏ, làm mất đi tính cạnh tranh của thị trường lúa gạo Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản (nay sáp nhập về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chia sẻ ở các nước trên thế giới, tất cả các doanh nghiệp trong một ngành hàng nào đó bắt buộc phải tham gia vào hiệp hội ngành hàng và từ đó chịu sự “chi phối” của hiệp hội ngành hàng đó.
Còn ở Việt Nam, tuy đã có các hiệp hội ngành hàng nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp chưa là thành viên của hiệp hội đó. Điều này dẫn đến chuyện chính sách quản lý nhà nước đưa ra cho từng ngành hàng sẽ có lợi cho doanh nghiệp này mà chưa có lợi cho doanh nghiệp khác.
Hội thảo ngoài việc đưa ra những mặt hạn chế của các chính sách điều hành lúa gạo của Việt Nam còn đưa ra những gợi ý chính sách cho ngành. Ông Thành, người có mấy năm thực hiện những buổi tìm hiểu thực địa tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long để tìm hiểu về những tác động của chính sách, đặc biệt là nghị định 109 cho rằng, để tăng tính hiệu quả, ngành lúa gạo phải xây dựng cơ chế cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài VFA.
Theo ông Thành cần phải bãi bỏ hạn ngạch số lượng doanhn nghiệp tham gia xuất khẩu gạo, tạo điều kiện để các doanh nghiệp liên kết với nông dân sản xuất các loại gạo đặc sản để xâm nhập thị trường có nhu cầu, tăng tính cạnh tranh của gạo chất lượng cao với các nước. Để làm được điều này, cơ quan quản lý cần có chính sách nào đó cho doanh nghiệp, không nhất thiết phải đáp ứng các điều kiện như Nghị định 109 đưa ra.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo ước đạt gần 4,1 triệu tấn và 1,76 tỉ đô la Mỹ, giảm 8,6% về khối lượng và giảm hơn 13% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Giá gạo xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm chỉ đạt 429 đô la Mỹ/tấn, giảm 5,33% so với cùng kỳ năm trước.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ