Sơ ri Đôi nét về cây sơ ri

Đôi nét về cây sơ ri

Author Triệu Thắng (sưu tầm), publish date Sunday. September 11th, 2016

Đôi nét về cây sơ ri

Sơ ri hay còn gọi là kim đồng namxơ ri vuông (Tên khoa học: Malpighia glabra L.), là một loài cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ có quả nằm trong họ Sơ ri (Malpighiaceae), có nguồn gốc ở Tây Ấn và miền bắc Nam Mỹ.

Nó có thể cao tới 3 m, với tán lá dày, có gai.

Lá thường xanh, dạng đơn hình trứng-hình mác, dài 5-10 cm, với mép lá nhẵn.

Các hoa mọc thành tán với 2-5 hoa cùng nhau, mỗi hoa có đường kính 1-1,5 cm, với 5 cánh hoa màu hồng hay đỏ.

Quả chín có màu đỏ tươi, đường kính 1 cm, chứa 2-3 hạt cứng.

Nó là loại quả mọng và có vị ngọt, chứa nhiều vitamin C và các chất dinh dưỡng khác.

Đối với bà con nông dân, việc chiết cành, nhân giống cây sơ ri cũng đơn giản như nhiều loại cây khác, tức là chọn những cây khỏe mạnh, lá dầy, cho trái tốt, rồi lựa cành, bó chiết cho đến khi cành đâm rễ non thì cắt đem trồng ngay mà khỏi cần bầu như những cây khác.

Quả sơ ri có dạng hình tròn, dẹt ở hai đầu, có 3 múi.

Vỏ quả nhẵn bóng, mỏng, mềm và rất dễ bị dập, sơ ri là một loại quả giàu vitamin C.

Nước ép từ quả sơ ri thường được bổ sung để làm tăng hàm lượng vitamin C cho nước ép của nhiều loại quả khác.

Một ly nước ép sơ ri 180 ml có hàm lượng vitamin C tương đương 14 lít nước cam ép.

Quả sơ ri được dùng làm nguồn bổ sung vitamin C cho người ăn kiêng cũng như nhiều nguồn thực phẩm khác.

Cây sơ ri là loại cây thân bụi, ngoài lấy quả, sơ ri còn trồng làm cây kiểng.

Cây có thể cao đến 3-5 m, có nhiều cành nhỏ Sơ ri Gò Công là giống hiện đang được ưa chuộng vì có năng suất cao, có vị chua ngọt thích hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, được tiêu thụ nội địa và xuất khẩu sang các nước như Nhật, Singapore, Hồng Kông… dưới hình thức sơ chế trái tươi và chế biến dưới dạng purce.

Với diện tích khoảng 1.000ha, sản lượng có thể đạt trên 40.000 tấn/năm, do đặc điểm sinh thái tự nhiên phù hợp nên sơ ri Gò Công có thế mạnh và tiềm năng phát triển mà ít nơi nào có được, Nên sơ ri được xem là sản phẩm đặc sản của vùng Gò Công.

Tuy nhiên, cây sơ ri vẫn chưa thật sự phát huy hiệu quả, chưa được khai thác tốt tiềm năng theo hướng bền vững, chưa làm an tâm đối với người dân xứ Gò bởi lẽ còn một số hạn chế như: người dân chưa xác định được giống tốt để cho quả đồng nhất, đẹp, chất lượng cao; chưa áp dụng đúng quy trình sản xuất để cho năng suất cao, ổn định theo hướng an toàn đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

Thị trường tiêu thụ trái sơ ri không ổn định thị trường xuất khẩu còn nhỏ, chủ yếu còn xuất bán dưới dạng sản phẩm tươi phục vụ cho thị trường nội địa là chính, giá trị còn thấp, ...

Để khắc phục các hạn chế trên và hỗ trợ cho Sơ ri Gò Công trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của tỉnh có sức cạnh tranh cao.

Tháng 11/2006 UBND tỉnh phê duyệt Chương trình Hỗ trợ phát triển toàn diện cây sơ ri vùng Gò Công, giao cho Sở KH&CN quản lý và Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam chủ trì thực hiện.

1. Điều tra, khảo sát, nghiên cứu xác định vùng trồng: 

- Điều tra vùng trồng tập trung hiện nay, tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong canh tác sơ ri từ đó xác định vùng trồng tập trung trên địa bàn huyện Gò Công Đông và thị xã Gò Công.

- Điều tra thực địa đánh giá điều kiện sinh thái đối với việc trồng cây sơ ri.

- Phân tích đánh giá các yếu tố tự nhiên, nguồn nhân lực, dự báo nhu cầu thị trường, tiến bộ kỹ thuật từ đó xác định tiềm năng phát triển cây sơ ri, vùng trồng dự kiến có tiềm năng phát triển khi có nhu cầu.

2. Các giải pháp kỹ thuật triển khai: 

- Tuyển chọn cá thể đầu dòng tốt, nhân nhanh 2 giống sơ ri chua và ngọt hiện có trong vườn dân.

- Khảo nghiệm giống sơ ri chua nhập nội và sơ ri chua Gò Công

- Quản lý tổng hợp IPM và áp dụng quy trình IPM đồng bộ trên diện rộng nhằm tăng năng suất và chất lượng quả sơ ri, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh và côn trùng trên cây sơ ri.

- Xây dựng mô hình sản xuất 50 ha trồng sẵn cây sơ ri theo tiêu chuẩn GAP (Good Agriculture Practice- Quy phạm thực hành nông nghiệp tốt) cơ sở từ các chủ vườn có sự quan tâm đầu tư, có tinh thần hợp tác với nhân viên quản lý vùng nguyên liệu, có tinh thần trách nhiệm trong sản xuất và cung ứng sản phẩm an toàn, thực hiện các quy định về quy trình canh tác, biện pháp quản lý kiểm soát sử dụng thuốc BVTV.

- Xây dựng mô hình trồng mới diện tích 2 ha cây sơ ri đạt tiêu chuẩn GAP cho 2 huyện Gò Công Đông và thị xã Gò Công

3. Các giải pháp tiêu thụ sản phẩm:

Trong Chương trình hỗ trợ phát triển toàn diện cây sơ ri Gò Công có triển khai đề tài nghiên cứu nhằm mục đích bảo vệ, phát triển và quảng bá nhãn hiệu tập thể Sơ ri Gò Công đã được đăng ký bảo hộ và chỉ dẫn địa lý sơ ri Gò Công, hỗ trợ xúc tiến thương mại các sản phẩm sơ ri Gò Công như: thiết kế logo, áp phích quảng cáo, bao bì sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể sơ ri Gò Công;

Tăng cường thông tin, tiếp thị sản phẩm chế biến đến các chợ và siêu thị lớn; Xây dựng Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ sơ ri Gò Công.

Các giải pháp trên thực hiện thành công sẽ làm sơ ri Gò Công thay đổi cả về chất lượng, giá trị và mở rộng thị trường tiêu thụ theo hướng an toàn và phát triển bền vững, làm cho người dân trong vùng gắn bó hơn với cây sơ ri và trở thành vườn chuyên canh có giá trị cao.

Trước hết cần phải có sự đồng thuận và quyết tâm cao của các nhà khoa học, nhà quản lý và người dân trong vùng.


Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sơ ri Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sơ… Kỹ thuật trồng sơ ri sai trĩu quả Kỹ thuật trồng sơ ri sai trĩu quả