Đồng Tháp: Nông dân sẵn sàng mùa vụ mới
Với giá cá tra thương phẩm 28.000 - 30.000 đồng/kg, người nuôi cá tra ở tỉnh Đồng Tháp vô cùng phấn khởi và chuẩn bị các công tác thả nuôi cho mùa vụ mới.
Sản xuất ổn định
Hiện tỉnh Đồng Tháp có hơn 1.500 ha nuôi cá tra thương phẩm xuất khẩu; trong đó, diện tích nuôi của các doanh nghiệp hơn 968 ha, còn lại là hộ nuôi cá thể, bình quân năng suất đạt 350 tấn/ha. Bên cạnh đó, diện tích nuôi cá tra áp dụng và được chứng nhận các tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP, BAP, ASC là hơn 809 ha. Giá cá tra thương phẩm tăng mạnh đạt “kỷ lục” 28.000 - 30.000 đồng/kg, tăng 5.000 - 7.0000 đồng/kg so vài tháng trước, người nuôi thu lợi nhuận 3.000 - 5.000 đồng/kg.
Tân Hồng là địa phương có diện tích nuôi cá tra khá lớn với tổng diện tích nuôi cá thương phẩm hơn 179 ha và cá giống hơn 236 ha còn lại là một số loại thủy sản khác. Ông Phan Thanh Xuân, Phó phòng NN&PTNT huyện cho biết, để phát triển ngành cá tra cần làm tốt công tác sản xuất đến tiêu thụ phải đạt GlobalGAP, VietGAP, BAP và ASC mới là hướng đi bền vững.
Liên kết trong sản xuất
Hiện nay, để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo số lượng cá tra nguyên liệu và đồng thời nâng cao giá trị kinh tế, giảm thiểu hao hụt, thua lỗ, nhiều hộ nuôi đã thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp xuất khẩu đảm bảo người nuôi có lãi 500 - 1.500 đồng/kg. So với những năm trước từ đầu năm đến nay, tình hình thả nuôi, chế biến xuất khẩu cá tra khá thuận lợi. Các công ty, doanh nghiệp đã chủ động sản xuất như: Hùng Cá, Hoàng Long và Vĩnh Hoàn.
Không những thế, với việc phát triển thả nuôi cá tra thương phẩm thì cá tra giống cũng nhộn nhịp không kém. Toàn huyện Hồng Ngự có 53 cơ sở sản xuất cá tra bột (giảm trên 20 cơ sở so năm 2015), trong đó, 31 cơ sở nuôi cá bố mẹ được chuyển giao công nghệ chất lượng di truyền cao. Hàng năm cung ứng ra thị trường gần 500 triệu con giống và 10 tỷ con cá tra bột phục vụ các doanh nghiệp và hộ nuôi trong và ngoài tỉnh. Mặt khác, giá cá tra giống loại 30 - 40 con/kg, được thu mua khoảng 30.000 - 40.000 đồng/kg, tăng gần gấp đôi so cùng kỳ năm 2016. Với mức giá này người nuôi lãi trên 10.000 đồng/kg.
Ông Trương Văn Điền, Giám đốc HTX Thủy sản tại huyện Hồng Ngự cho biết, giá cá tra hiện nay đang ở mức hấp dẫn nên nông dân thu lãi khá; tuy nhiên, do dịch bệnh và giá lên, xuống bất thường nên các vùng nuôi cũng không mở rộng diện tích mà giảm các cơ sở sản xuất giống.
Mặt khác, cá tra cũng là một trong 5 ngành hàng chủ lực của Đồng Tháp trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; theo đó, mục tiêu là hợp tác liên kết thị trường, giảm chi phí, tăng chất lượng, chế biến tinh; bằng việc tổ chức lại sản xuất theo hướng giảm giá thành, áp dụng tiêu chuẩn GAP, gắn kết sản xuất với tiêu thụ, nâng chất lượng, giá trị hàng nông sản thông qua ứng dụng khoa học công nghệ và hình thành nên chuỗi giá trị ngành hàng.
>> Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp: Từ việc tái cơ cấu đã quy hoạch được vùng nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra phù hợp với nhu cầu thực tế, tỉnh đã tiến hành cấp mã số nhận diện ao nuôi cá tra thương phẩm cho 100% diện tích nuôi với khoảng 1.500 ha/năm; trong đó 60% diện tích áp dụng tiêu chuẩn GAP và tương đương; thành lập các HTX gắn với doanh nghiệp tiêu thụ, từ đó người nuôi cá có lãi.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ