Động vật hoang dã là nguồn lây nhiễm bệnh cho động vật nuôi
Theo nghiên cứu được công bố trong số sắp phát hành của tạo chí BMC Microbiology, vi khuẩn Mycobacterium avium paratuberculosis (Map), có thể di chuyển giữa các động vật nhai lại hoang dã và thuần hoá.
Một nhóm nghiên cứu do Karen Stevenson thuộc Viện Nghiên cứu Moredun (Xcốtlen) dẫn đầu, đã sử dụng ba kỹ thuật di truyền khác nhau để nhận dạng các dòng Map cụ thể trong 164 mẫu vật lấy từ 19 loài vật nuôi và hoang dã khác nhau từ Cộng hoà Séc, Phần Lan, Hy Lạp, Hà Lan, Nauy, Xcốtlen và Tây Ban Nha.
Các kết quả đã được tập hợp để điều tra nguồn gốc của việc nhiễm Map và cho thấy khả năng di chuyển của chúng giữa động vật hoang dã và nuôi.
“Các kiểu di truyền giống nhau được thu từ Map được cách ly từ các loài vật chủ khác nhau có cùng thuộc tính đã cho thấy sự truyền nhiễm liên loài xuất hiện.
Map nhiễm vào một loạt các loài hoang dã và ký sinh mà có khả năng là nguồn lây nhiễm cho vật nuôi cũng như có liên quan nghiêm trọng đối với việc kiểm soát lây nhiễm”, các tác giả cho biết.
Liên quan tới loại vi khuẩn dẫn đến bệnh lao ở người và bò, Map dẫn đến bệnh tiêu chảy cấp ở động vật nhai lại và được cho là có khả năng dẫn đến bệnh Crohn ở người.
Vai trò của động vật nhai lại hoang dã đối với sự lây nhiễm cần được đánh giá thêm để xác định liệu sự truyền nhiễm là bị động hay chủ động và để xác định khả năng liên hệ giữa động vật nhai lại hoang dã và thuần hoá.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ