Tin thủy sản Dòng xạ khuẩn mới có khả năng cải thiện chất lượng nước nuôi tôm

Dòng xạ khuẩn mới có khả năng cải thiện chất lượng nước nuôi tôm

Tác giả Trị Thủy (Lược dịch), ngày đăng 23/03/2020

Dòng xạ khuẩn mới có khả năng cải thiện chất lượng nước nuôi tôm

Dòng xạ khuẩn mới có khả năng cải thiện chất lượng nước nuôi tôm và tăng cường miễn dịch trên tôm

Một báo cáo mới đây của các nhà khoa học Ấn Độ đã chứng minh hiệu quả cải thiện chất lượng môi trường nước cũng như bảo vệ tôm nuôi của 5 dòng xạ khuẩn mới.

Xạ khuẩn (Actinomycetes) là gì?

Actinobacteria (tiếng Anh: Actinomycetes) là một nhóm vi khuẩn có nhân thực (Eubacteria) phân bố rất rộng rãi trong tự nhiên. Chúng có mặt tại nhiều môi trường sống khác nhau. Đặc tính của xạ khuẩn là khả năng tiết kháng sinh (antibiotic). Nhiều loài được phát hiện là có khả năng gây bệnh, trong khi nhiều loài khác được biết đến với những tác dụng có lợi cho động vật và môi trường. Trong nuôi trồng thủy sản, các dòng xạ khuẩn thuộc giống Streptomyces được biết đến với những tác dụng mang bản chất kháng sinh, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ vi khuẩn.

Sử dụng xạ khuẩn để sản xuất các dòng kháng sinh nhằm mục đích điều trị bệnh đã được con người áp sụng từ rất lâu. Tuy nhiên hiện nay do tình trạng kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây bệnh đang trở nên trầm trọng, làm cho nhiều loại kháng sinh không còn hiệu quả như trước. Chính vì thế con người hướng đến một xu hướng mới là sủ dụng các loại kháng sinh tự nhiên có sẵn trong môi trường nhằm ức chế mầm bệnh. Tại Việt Nam, việc sử dụng các dòng xạ khuẩn để khống chế mầm bệnh trong môi trường nước vẩn còn hạn chế. Nghiên cứu này đã cung cấp những thông tin mới về các dòng xạ khuẩn mới được phân lập có khả năng cải thiện môi trường trong ao tôm.

Nghiên cứu này nhằm mục đích đanh giá hiệu quả cải thiện chất lượng môi trường nước cũng như hiệu quả bảo vệ tôm nuôi thông qua các thông số sinh hóa của các dòng vi xạ khuẩn lập từ khu vực nuôi tôm.

Nghiên cứu xạ khuẩn trong ao tôm

Các dòng xạ khuẩn Actinomycetes được phân lập từ môi trường nước biển và trầm tích ao nuôi tôm đã được thử nghiệm cho sản xuất enzyme thủy phân và đánh giá các tính chất sinh học của chúng. Dựa trên hiệu quả giảm BOD và các thông số về chất lượng nước, năm dòng xạ khuẩn Actinomycete phân lập được là Streptomyces coelicoflavus (A6), Streptomyces diastaticus (A 44), Nocardiopsis alba (A 55), Streptomyces parvus (A 56) và Streptomyces champavatii (R 32) đã được thử nghiệm với ba lần lặp lại trong hệ thống nuôi ấu trùng tôm sú Penaeus monodon và sau đó chúng được thử thách với virus gây hội chứng đốm trắng (WSSV).  Sau đó, hiệu quả của cải thiện chất lượng môi trường nước cũng như các gen liên quan đến miễn dịch của tôm được phân tích đánh giá.

Kết quả: Việc sử dụng các dòng xạ khuẩn Actinomycete  (1g/5L nước) cho kết quả tốt hơn về mặt giảm đáng kể BOD của hệ thống nuôi tôm cho thấy tiềm năng làm giảm ô nhiễm môi trường nước của các chủng vi khuẩn này. Đồng thời cũng giúp tôm hạn chế được sự phơi nhiễm đối với WSSV.

Việc sử dụng các loài xạ khuẩn Actinomycetes từ môi trường biển như Streptomyces coelicoflavus (A6), Streptomyces diastaticus (A 44), Nocardiopsis alba (A 55), Streptomyces parvus (A 56) và Streptomyces champavatii (R 32) cho thấy đây là các chủng có khả năng sinh học giúp cải thiện tốt hơn hệ thống nuôi tôm.

Nghiên cứu trên khẳng định vai trò hữu hiệu của các dòng xạ khuẩn có lợi trong ao nuôi. Việc sử dụng được những loài bản địa mới là cách tận dụng hợp lý trong tương lai ở cả thế giới và Việt Nam.


Bột ốc - nguyên liệu thay thế bột cá bổ sung vào thức ăn tôm Bột ốc - nguyên liệu thay thế bột… Tiêu chuẩn kỹ thuật nuôi cá nước lạnh Tiêu chuẩn kỹ thuật nuôi cá nước lạnh