Tin nông nghiệp Đột phá hạ tầng, nhân lực và giảm nghèo

Đột phá hạ tầng, nhân lực và giảm nghèo

Tác giả Lê San, ngày đăng 10/12/2015

Đột phá hạ tầng, nhân lực và giảm nghèo

Các mục tiêu phát triển dân tộc thiểu số (DTTS) cũng sẽ được lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm của cả nước” - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc (UBDT) Sơn Phước Hoan khẳng định.

Bám sát thực tế

Thứ trưởng Sơn Phước Hoan cho biết, UBDT đang lấy ý kiến các bộ, ngành về khung chính sách giai đoạn 2016-2020, theo đó chính sách dân tộc sẽ được xây dựng theo hướng dài hạn, phân rõ chính sách có tính chiến lược và chính sách giải quyết những vấn đề bức xúc, có tính tình huống;

Ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm đối với vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), nhóm 16 DTTS ít người;

Tăng cường chính sách cho vay, giảm cho không, nâng định mức, lấy mức vay hộ nghèo làm chuẩn, tính ưu tiên thể hiện ở sự chênh lệch về lãi suất.

Cũng theo ông Hoan, chính sách dân tộc sẽ chú trọng 3 khâu đột phá: Hạ tầng; nguồn nhân lực; giảm nghèo (gồm các chính sách giảm nghèo chung theo vùng và chính sách đặc thù giải quyết các vấn đề bức xúc của đồng bào DTTS, chính sách an sinh xã hội).

“Chẳng hạn cũng với số tiền được vay tối đa như các hộ nghèo khác, nhưng đồng bào DTTS ở vùng miền núi sẽ có mức lãi suất thấp hơn, điều kiện cho vay cũng đơn giản hơn.

Hay việc UBDT cũng đang lấy ý kiến phân bổ lại nguồn vốn 135 giai đoạn mới theo các tiêu chí, dựa trên đó sẽ tập trung vốn nhiều hơn về cho xã khó khăn hơn, chứ không cào bằng như các giai đoạn trước.

Tiến tới thúc đẩy xoá nghèo một cách bền vững” – Thứ trưởng lấy ví dụ.

Gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

    Trong giai đoạn 2011 – 2015, nhờ các chính sách được triển khai kịp thời, cơ sở hạ tầng vùng DTTS và miền núi từng bước được hoàn thiện và đồng bộ hóa.

82% số thôn có đường cho xe cơ giới, 90% số xã có điện, 70 số hộ dân được dùng điện, sóng phát thanh đã phủ trên 90% số xã, sóng truyền hình phủ gần 80% sôsố xá.

Hầu hết các xã đã có trạm y tế, trường học, bưu điện văn hóa được xây dựng kiên cố.

100% số xã có trường tiểu học, trung học cơ sở. 

Giai đoạn 2016 -2020, cùng với 2 chương trình mục tiêu quốc gia (xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững) đã được Quốc hội phê chuẩn tại Nghị quyết 100/2015/QH13; Thủ tướng Chính phủ cũng đã ra Quyết định 1557/QĐ-TTg phê duyệt “Một số chỉ tiêu thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào DTTS”.

Theo tiến sĩ Nguyễn Cao Thịnh - chuyên gia tư vấn của UBDT, quyết định này đã thể hiện sự cam kết, sự quan tâm đặc biệt, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ đối với việc phát triển mọi mặt vùng DTTS và miền núi.

Tiến sĩ Thịnh cho hay: Với 19 chỉ tiêu quan trọng và 7 nhóm mục tiêu cơ bản, Quyết định 1557 đã thể chế hóa các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào DTTS vào trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016- 2020 của   quốc gia và từng bộ, ngành, địa phương; tăng cường phối hợp liên ngành từ T.Ư đến địa phương.

Huy động, tập trung nguồn lực đầu tư, hỗ trợ để thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ làm cơ sở hướng tới một số mục tiêu phát triển bền vững đối với các đồng bào DTTS sau năm 2015.

Hoàn thiện cơ chế kiểm soát chính sách từ T.Ư đến địa phương, đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền cơ sở, tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội.

Chính phủ cũng yêu cầu tăng cường hợp tác quốc tế, huy động vốn ODA, hỗ trợ kỹ thuật của các nước, các đối tác phát triển và tổ chức quốc tế để thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu phát triển.

Xây dựng cơ chế theo dõi, đánh giá, giám sát một cách hiệu quả và xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan”.

Tiến sỹ Lê Hồng Huyên - Vụ trưởng Vụ Xã hội (Ban Kinh tế T.Ư):    Cần đảm bảo nguồn lực đầu tư

Việc xây dựng chính sách giai đoạn 2016-2020 theo tôi quan trọng nhất là nguồn lực, trong đó phải đảm bảo được nguồn lực đầu tư từ Nhà nước.

Những giai đoạn trước đây, tôi nhận thấy chính sách giảm nghèo của chúng ta làm ngược.

Đáng lý ra những địa phương làm tốt, ra khỏi diện ĐBKK, Nhà nước cần tiếp tục có chính sách để địa phương đó có điều kiện phát triển kinh tế -xã hội.

Song chúng ta lại cắt luôn hỗ trợ, dẫn tới tình trạng nhiều xã dù giai đoạn trước thoát khỏi diện 135 nhưng sang giai đoạn sau lại là xã ĐBKK. 

Ông Đặng Hùng - Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sơn La: Lồng ghép các nguồn vốn 

Thực tế, nhiều công trình 135 có tuổi thọ rất ngắn.

Như dự án làm đường, vì thiếu tiền, nhiều công trình đã phải cắt bớt hạng mục rãnh dọc, bê tông hoá hay nhựa hoá.

Với cam kết sẽ dành ưu tiên cho các xã ĐBKK của Chương trình xây dựng nông thôn mới, từ năm 2016 các xã ĐBKK sẽ có thêm một nguồn lực.

Do đó, chúng ta cần tính toán lồng ghép Chương trình 135 với các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và Chương trình nông thôn mới để các nguồn vốn phát huy hiệu quả cao nhất, giúp các xã vừa thoát khỏi diện ĐBKK, vừa về đích nông thôn mới.


Dự báo khô hạn lịch sử trong mùa đông xuân Dự báo khô hạn lịch sử trong mùa… FPT và Fujitsu thử nghiệm nông nghiệp thông minh tại Việt Nam FPT và Fujitsu thử nghiệm nông nghiệp thông…