Đột phá với mô hình 3 giảm 3 tăng
Hiệu quả
Ông Nguyễn Xuân Khoa – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Bạc Liêu cho biết:
Là địa phương chịu sự xâm mặn với tần suất cao, trên diện rộng, để giúp nông dân đạt năng suất cao, bảo vệ môi trường, xây dựng nền nông nghiệp bền vững, ngành nông nghiệp tỉnh này đã áp dụng Chương trình “3 giảm, 3 tăng” mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất.
“Mô hình 3 giảm 3 tăng
lúa được triển khai trên 60ha ở ấp Thạnh Long và ấp Hà Đức xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, với 100 hộ dân tham gia.
Đây là mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm quản lý dinh dưỡng và dịch hại tổng hợp trên cây lúa một cách khoa học, giảm được lượng lúa giống, giảm chi phí thuốc trừ sâu, điều chỉnh lượng phân bón phù hợp, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế, tạo ra sản phẩm sạch, bảo vệ môi trường sinh thái và sức khoẻ cộng đồng” – ông Khoa nói.
Từ năm 2012 đến nay, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Bạc Liêu cử cán bộ kỹ thuật xuống “nằm vùng” cùng nông dân, nhằm kịp thời hỗ trợ và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con.
Lâu nay, người dân đã quen với cách sản xuất truyền thống, nặng về kinh nghiệm như sử dụng lúa thịt làm giống, đốt đồng, bón phân thừa đạm, để ruộng lúa ngập nước thường xuyên, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa đúng kỹ thuật...
do đó khi áp dụng mô hình này góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thay đổi được thói quen canh tác cũ của nông dân.
Giảm chi phí
" Nhờ có cán bộ kỹ thuật, nhờ áp dụng mô hình này mà vụ lúa đông xuân vừa qua tôi trúng đậm.
Năng suất bình quân giống lúa OM 4900 và OM 2517 đạt 6 – 7 tấn lúa/ha”. Lão nông Lên Văn Quang
“Việc áp dụng mô hình 3 giảm 3 tăng giúp giảm chi phí đầu vào do sử dụng giống xác nhận, giảm lượng giống gieo sạ-phân bón, nhất là phân đạm, gieo sạ thưa cây lúa phát triển khỏe dẫn đến giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật;
Làm tăng năng suất, chất lượng và nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, góp phần giảm phát thải khí nhà kính” – ông Khoa nói.
Lão nông Tám Thanh cho rằng, mô hình 3 giảm 3 tăng còn giúp nông dân bón phân đạm theo đúng nhu cầu dinh dưỡng của cây, không để thừa lượng phân trên đồng ruộng, giúp nông dân tiết kiệm trên 2 triệu đồng/ha chi phí đầu tư phân bón so với ruộng bón theo tập quán trước đây.
Kết thúc mùa vụ, diện tích lúa áp dụng mô hình đạt năng suất cao hơn trước từ 10 - 15%, trong khi chi phí các loại đều giảm, lợi nhuận cao hơn trước từ 30 - 40%.
“Trước đây, mật độ sạ lúa 200-220kg giống/ha, khi áp dụng mô hình thì chỉ còn 100kg giống/ha, nhưng năng suất, hiệu quả vẫn đạt cao, chi phí giảm đáng kể” – ông Lê Văn Son so sánh.
Trong điều kiện hiện nay, nhiều chi phí đầu vào tăng, đặt biệt là giá phân bón và xăng dầu.
Việc áp dụng “3 giảm 3 tăng”:
Giảm giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là cần thiết, giúp nông dân tiết kiệm giảm chi phí sản xuất, tạo ra sản phẩm giá thành thấp, giúp tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ