Dưa Hấu Thủy Lôi
Gần đây, trên thị trường xuất hiện một giống dưa hấu mới có cái tên rất ấn tượng là "Thủy Lôi", đang được giới thương lái các tỉnh miền Tây, miền đông Nam bộ xôn xao tìm mua. Quả dưa hình dáng giống trái thủy lôi, hơi bầu ở giữa, hai đầu nở chứ không nhọn, vỏ mỏng, ruột đỏ au, thơm phức, ăn dòn và ngọt. Theo kinh nghiệm những người chuyên trồng dưa cho biết, loại dưa dài mà bầu ở giữa thì vỏ mỏng ruột chắc, ráo nước.
Tuy loại dưa Thủy lôi mỏng vỏ, nhưng vỏ lại rất dai và cứng. Đặc điểm này không những giúp cho người trồng đỡ hư trái trong mùa mưa mà lại ít hư hao trong vận chuyển. Ruột dưa ngọt do có độ đường rất cao từ 13-15 brix. Vỏ dưa lại rất đẹp vì có màu xanh nhạt, lại kẻ sọc trông rất bắt mắt. Khác hẳn với giống dưa hấu tròn, vỏ xanh đậm mà các bà nội trợ vẫn thường mua ở chợ về.
Anh Nguyễn Côi, kỹ sư nông nghiệp Công ty Dịch vụ BVTV An Giang, người hiện đang hướng dẫn nông dân trồng thử giống dưa này ở các vùng đất khác nhau (An Giang, Tiền Giang, Long An, Đồng Nai...) cho biết: Đây là giống dưa hấu lai F1 của Công ty Syngenta (Thụy Sĩ) hiện đang được các nước Đông Nam Á ưa chuộng. Tại Việt Nam trồng giống này cho thấy rất dễ thích nghi với mọi loại đất và có thể trồng quanh năm. Loại dưa này có ưu điểm ra đều trái, lá dày hơn so với các loại dưa khác nên ít bị hư trong mùa mưa.
Tuy vậy, muốn dưa đạt năng suất cao, chất lượng tuyệt hảo người trồng nên chú ý khâu làm đất. Đất trồng dưa hấu phải được luân canh ít nhất 3 vụ lúa nước hoặc cây trồng khác với họ bầu bí. Bón vôi ít nhất 10 ngày trước khi trồng (50-100kg/1000m2). Lượng phân bón dùng như sau: Phân chuồng (2m3/1000m2) và NPK 20-20-15 (70kg-80kg/1000m2). Làm mương cách nhau 4,5-5m, lên liếp cao 0,4m, ngang 0,8m. Trải bạt plastic (1000m2 cần 1 cây bạt dài 400m, ngang 0,9m). Đục lỗ trồng cách nhau 0,4m.
Trong điều kiện bình thường giống dưa hấu Thủy lôi kháng bệnh tốt. Nhưng nếu điều kiện canh tác bất thường, cần theo dõi phát hiện phòng trừ kịp thời một số bệnh. Ví dụ, bệnh chết héo cây con, có thể dùng Ridomil MZ để xử lý hạt giống trước khi gieo, hoặc tưới vào gốc cây con. Riomil MZ còn trị được bệnh đốm lá trên dưa hấu. Ngoài ra, có thể dùng Score để trị bệnh thán thư, nứt thân, chảy mủ. Đối với một số loại sâu thường gặp trên dưa như bọ rùa vàng, sâu ăn tạp, sâu xanh, rầy mềm các nhà khoa học khuyến cáo nên dùng Selecron, Polytrin P hoặc Match.
Ông Nguyễn Thành An, nông dân xã Tân Tuyến, huyện Tri Tôn, An Giang là người chuyên trồng dưa cho biết: Vụ vừa rồi ông trồng 6,5ha dưa, thu hoạch hơn 300 triệu. Tuy năng suất dưa Thủy lôi chỉ nhỉnh hơn giống dưa ông thường trồng một chút, nhưng bán được giá cao hơn và hàng thường được lái đặt mua ngay từ lúc dưa chưa thu hoạch. Nhiều nông dân khác đang trồng thử cũng rất hồ hởi, vì thương lái cũng đã đặt tiền trước mua cả ruộng dưa của họGần đây, trên thị trường xuất hiện một giống dưa hấu mới có cái tên rất ấn tượng là "Thủy Lôi", đang được giới thương lái các tỉnh miền Tây, miền đông Nam bộ xôn xao tìm mua. Quả dưa hình dáng giống trái thủy lôi, hơi bầu ở giữa, hai đầu nở chứ không nhọn, vỏ mỏng, ruột đỏ au, thơm phức, ăn dòn và ngọt. Theo kinh nghiệm những người chuyên trồng dưa cho biết, loại dưa dài mà bầu ở giữa thì vỏ mỏng ruột chắc, ráo nước.
Tuy loại dưa Thủy lôi mỏng vỏ, nhưng vỏ lại rất dai và cứng. Đặc điểm này không những giúp cho người trồng đỡ hư trái trong mùa mưa mà lại ít hư hao trong vận chuyển. Ruột dưa ngọt do có độ đường rất cao từ 13-15 brix. Vỏ dưa lại rất đẹp vì có màu xanh nhạt, lại kẻ sọc trông rất bắt mắt. Khác hẳn với giống dưa hấu tròn, vỏ xanh đậm mà các bà nội trợ vẫn thường mua ở chợ về.
Anh Nguyễn Côi, kỹ sư nông nghiệp Công ty Dịch vụ BVTV An Giang, người hiện đang hướng dẫn nông dân trồng thử giống dưa này ở các vùng đất khác nhau (An Giang, Tiền Giang, Long An, Đồng Nai...) cho biết: Đây là giống dưa hấu lai F1 của Công ty Syngenta (Thụy Sĩ) hiện đang được các nước Đông Nam Á ưa chuộng. Tại Việt Nam trồng giống này cho thấy rất dễ thích nghi với mọi loại đất và có thể trồng quanh năm. Loại dưa này có ưu điểm ra đều trái, lá dày hơn so với các loại dưa khác nên ít bị hư trong mùa mưa.
Tuy vậy, muốn dưa đạt năng suất cao, chất lượng tuyệt hảo người trồng nên chú ý khâu làm đất. Đất trồng dưa hấu phải được luân canh ít nhất 3 vụ lúa nước hoặc cây trồng khác với họ bầu bí. Bón vôi ít nhất 10 ngày trước khi trồng (50-100kg/1000m2). Lượng phân bón dùng như sau: Phân chuồng (2m3/1000m2) và NPK 20-20-15 (70kg-80kg/1000m2). Làm mương cách nhau 4,5-5m, lên liếp cao 0,4m, ngang 0,8m. Trải bạt plastic (1000m2 cần 1 cây bạt dài 400m, ngang 0,9m). Đục lỗ trồng cách nhau 0,4m.
Trong điều kiện bình thường giống dưa hấu Thủy lôi kháng bệnh tốt. Nhưng nếu điều kiện canh tác bất thường, cần theo dõi phát hiện phòng trừ kịp thời một số bệnh. Ví dụ, bệnh chết héo cây con, có thể dùng Ridomil MZ để xử lý hạt giống trước khi gieo, hoặc tưới vào gốc cây con. Riomil MZ còn trị được bệnh đốm lá trên dưa hấu. Ngoài ra, có thể dùng Score để trị bệnh thán thư, nứt thân, chảy mủ. Đối với một số loại sâu thường gặp trên dưa như bọ rùa vàng, sâu ăn tạp, sâu xanh, rầy mềm các nhà khoa học khuyến cáo nên dùng Selecron, Polytrin P hoặc Match.
Ông Nguyễn Thành An, nông dân xã Tân Tuyến, huyện Tri Tôn, An Giang là người chuyên trồng dưa cho biết: Vụ vừa rồi ông trồng 6,5ha dưa, thu hoạch hơn 300 triệu. Tuy năng suất dưa Thủy lôi chỉ nhỉnh hơn giống dưa ông thường trồng một chút, nhưng bán được giá cao hơn và hàng thường được lái đặt mua ngay từ lúc dưa chưa thu hoạch. Nhiều nông dân khác đang trồng thử cũng rất hồ hởi, vì thương lái cũng đã đặt tiền trước mua cả ruộng dưa của họ
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ