Dứt khoát phải mạnh tay
Chủ tịch Hiệp hội Chè Nguyễn Hữu Tài
Quay trở lại việc thời gian gần đây nhiều lô hàng chè xuất khẩu của Việt Nam bị các nước trả lại do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, ông Nguyễn Hữu Tài cho biết:
Thực tế hầu hết những lô chè bị trả lại đều rơi vào những doanh nghiệp chế biến chè không có vùng nguyên liệu hoặc vùng nguyên liệu không ổn định.
Chính vì mua nguyên liệu trôi nổi trên thị trường nên các doanh nghiệp đó không kiểm soát được an toàn vệ sinh thực phẩm, trong khi người dân lại phun thuốc lung tung, không đúng chủng loại, liều lượng, thời gian cách ly nên việc tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên chè là khó tránh khỏi.
Trong khi đó, những doanh nghiệp có vùng nguyên liệu, có quy trình và danh mục sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gần như ít khi sản phẩm xuất khẩu bị trả lại do liên quan tới tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Vì vậy, theo ông Nguyễn Hữu Tài, quan điểm của Hiệp hội và các đơn vị doanh nghiệp thành viên là hoàn toàn thống nhất và đồng ý việc cơ quan quản lí siết chặt và rút gọn lại danh mục các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật trên chè hiện nay.
Tuy nhiên, theo ông Tài, để lựa chọn phải có cơ sở khoa học và thực tiễn, rất mong Nhà nước hỗ trợ kinh phí để Hiệp hội Chè phối hợp với các nhà khoa học cũng như các cơ quan quản lí về thuốc bảo vệ thực vật nhằm đưa ra được danh mục tối ưu nhất, chỉ khoảng 15 - 20 hoạt chất là đủ chứ hiện nay 38 hoạt chất theo khuyến cáo của Cục bảo vệ thực vật vẫn nhiều.
Đặc biệt, ông Tài đề nghị cần phải loại bỏ hẳn khỏi danh mục những hoạt chất mà những nước nhập khẩu chè của Việt Nam đang sử dụng làm hàng rào kỹ thuật.
Song song với việc siết chặt về mặt quản lí hành chính với thuốc bảo vệ thực vật, theo Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam Nguyễn Hữu Tài, khâu sử dụng cũng là công đoạn vô cùng quan trọng cần phải tổ chức lại.
Ông Tài cho rằng, tại những nước phát triển họ kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật vô cũng chặt chẽ và gắt gao.
Bởi họ coi thuốc bảo vệ thực vật là một trong những vũ khí “giết người hàng loạt”.
Không đâu xa, ngay như tại Thái Lan, nếu doanh nghiệp nào vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhẹ thì ngay lập tức bị tước giấy phép kinh doanh, nặng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chính vì vậy, các mặt hàng nông sản của Thái Lan thường vào được các thị trường khó tính, khắt khe hơn nông sản Việt Nam.
Chủ tịch Hiệp hội Chè đề nghị, các cơ quan quản lí cần có lộ trình tiến tới cấm người dân tự ý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Bởi có rất ít quốc gia trên thế giới phun thuốc bảo vệ thực vật theo ranh giới hộ gia đình như tại Việt Nam, vừa lãng phí mà hiệu quả lại không cao.
Bởi trong thực tế, sâu bệnh không phân biệt biên giới hộ gia đình, làng, xã, huyện, tỉnh mà sâu bệnh thường theo vùng sinh thái và khí hậu
. Chính vì vậy, Nhà nước cần phối hợp với các nhà khoa học và doanh nghiệp để hình thành nên những bệnh viên cây trồng, thành lập những hợp tác xã và tổ hợp tác chuyên phun thuốc bảo vệ thực vật theo vùng sinh thái sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí lại đảm bảo môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm.
“Chè cũng được coi là mặt hàng thực phẩm (vì uống trực tiếp), mà đã là thực phẩm theo quy định của quốc tế đương nhiên và mặc định phải an toàn.
Đằng này, bây giờ chúng ta mới đang đi bàn về an toàn vệ sinh thực phẩm cho chè có vẻ hơi bị chậm.
Có thể thời điểm này chúng ta vẫn xuất khẩu được chè vì một số nước họ chưa quan tâm, song về lâu dài, đến một lúc nào đó nếu chúng ta không thay đổi thì lúc đó Việt Nam không biết bán chè cho ai.
Bởi xét tới đạo đức kinh doanh trong thế giới phẳng như hiện nay, chúng ta không thể sản xuất ra những thứ độc hại rồi bán cho người dân nước khác dùng được”, ông Tài thẳng thắn.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ