EU Tạo Cơ Hội Cho Các Doanh Nghiệp Thủy Sản
Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU) khi được thực hiện sẽ mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU rộng lớn với hơn 500 triệu người tiêu dùng và GDP hơn 17.000 tỷ USD.
Đó là nhận định của ông Trương Đình Hòe – Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản(VASEP) và nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại hội thảo “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: Những nội dung doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý” ngày 15/3 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thủy sản là 1 trong 5 nhóm mặt hàng xuất khẩu hàng đầu vào EU, đạt hơn 1,1 tỷ USD ( từ năm 2008-2012 luôn đạt trên 1 tỷ USD). Có được kết quả trên là do trong những năm qua, ngành công nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao của những nước nhập khẩu.
Hiện nay có 567 nhà máy chế biến thủy sản (quy mô công nghiệp) đang đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm (HACCP, GMP, SSOP), trên 400 nhà máy đông lạnh, công suất 7,500 tấn/ ngày, 415 nhà máy đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang EU (so với năm 1999 chỉ là 17). Bên cạnh đó các sản phẩm xuất sang EU ngày càng đa dạng, hợp với nhu cầu thị trường.
Đặc biệt đối với mặt hàng cá tra hiện Việt Nam có 103 trại nuôi cá tra, với khoảng 2.805 ha, đã được chứng nhận bởi các chứng nhận bền vững khác nhau (chiếm 40% tổng diện tích nuôi cá tra).
Cùng với đó, chúng ta có 50 nhà máy cá tra được chứng nhận GlobalG.A.P, chiếm 50% số nhà máy cá tra, 8 công ty được chứng nhận BAP cho cả nhà máy và trại nuôi và 14 công ty được đánh giá và chứng nhận ASC…
Đây là những tiền đề cơ bản nhằm đáp ứng ngày càng cao về những tiêu chuẩn kỷ thuật đối với hàng hóa thủy sản của Việt Nam, trong đó có cá tra khi vào thị trường EU.
Hiện nay thuế bình quân gia quyền của EU áp dụng với hàng nhập khẩu từ Việt Nam là 7%, nhưng riêng hàng thủy sản là 10,8% do đó khi FTA được thực thi, việc xóa bỏ thuế quan đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ tạo lợi thế quan trọng cho Việt Nam khi cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường EU.
Thành công bước đầu của ngành thủy sản Việt Nam hiện nay trong xuất khẩu sang EU là do có sự vào cuộc mạnh mẽ của cả Chính phủ và doanh nghiệp, có sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về khuôn khổ pháp lý trong tiếp cận thị trường cũng như doanh nghiệp đầu tư nâng cấp mạnh mẽ trong chế biến thủy sản và tạo nguồn nguyên liệu sạch theo yêu cầu của EU.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ