Tôm he nhật bản Gây giống và nuôi bán nhân tạo sò huyết (Tegillarca granosa) ở Trung Quốc - Phần 4

Gây giống và nuôi bán nhân tạo sò huyết (Tegillarca granosa) ở Trung Quốc - Phần 4

Tác giả Thái Anh, ngày đăng 15/08/2016

Gây giống và nuôi bán nhân tạo sò huyết (Tegillarca granosa) ở Trung Quốc - Phần 4

5. Nuôi sò huyết trong đầm 

5.1 Cách thức nuôi và xây đầm  

Phương pháp nuôi sò huyết tại Trung Quốc chủ yếu có 2 loại : Nuôi ruộng và nuôi đầm.  Loại thứ nhất là nuôi trong vùng lầy không ngập nước, hình thức nuôi này có thể tiến hành trên diện rộng.

Nhưng phương pháp nuôi ruộng có mặt hạn chế là sò sinh trưởng chậm, sản lượng thu được không cao.

Cách nuôi thứ hai là nuôi đầm : Trong vịnh, tại khu vực cao và trung triều người ta tiến hành xây đầm nuôi, khi thuỷ triều lên, nước sẽ tràn qua đê vào trong đầm.

ưu điểm của phương pháp này là lợi dụng được thuỷ triều.

Nhờ có nước trong đầm nuôi nên sò ăn dễ dàng, sinh trưởng khá.

Mặt khác, nhiệt độ của nước trong đầm tương đối ổn định, sò không bị chết vì thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.

Nhược điểm của phương pháp này là diện tích nuôi hẹp, chi phí cho việc xây đầm và nhân công cao.  

5.2 Mật độ thả giống  

Mật độ thả giống phụ thuộc vào điều kiện của vùng biển xây đầm và phụ thuộc vào kích cỡ con giống, đặc điểm từng vùng.

Quyết định mật độ thả con giống dựa vào những nguyên tắc sau: Triệt để tận dụng khả năng sản xuất tại vùng biển có đầm nuôi sò, nơi mà phần lớn các yếu tố hữu quan đều không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của sò.

Sò giống nếu thả quá dày thì lượng thức ăn cung cấp cho sò không đủ làm hạn chế tốc độ sinh trưởng, ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch.

Trung bình nên thả sò với số lượng như sau :

Cỡ sò (con/kg) Số lượng giống (kg/ha)
300 - 400 13.500 - 15.000
400 - 600 10.500 - 12.000
600 - 800 9.000 - 10.500
800 - 1.000 7.500 - 9.000
1.000 - 1.200 6.000 - 7.500
1.200 - 1.800 3.000 - 4.500

5.3 Công tác quản lý 

Sò giống một khi đã thả nuôi phải thường xuyên có người quản lý, kịp thời tu sửa đê bao của đầm nuôi, tránh bị dò nước ra ngoài, chú ý điều tiết lượng nước trong đầm.

Cứ 15 ngày tháo nước một lần, kiểm tra sự sinh trưởng và điều kiện sống của sò, làm sạch đầm, loại bỏ sinh vật gây hại.

Tiêu diệt các loài Musculus senhousei và rong bún Enteromorpha spp Nếu phát hiện mật độ sò quá cao, sò sinh trưởng chậm, thì chuyển bớt một bộ phận tới nuôi ở đầm khác.  

5.4 Thu hoạch  

Sò huyết một năm tuổi có chiều dài 2 cm, sau hai năm là 2,8cm, ba năm : 3,2cm.

Sau 3 năm tốc độ sinh trưởng giảm.

Ðây cũng chính là thời gian tỉ lệ sò chết cao.

Vì vậy, ngay khi sò đạt trên 3cm, phải tiến hành thu hoạch ngay.

Thời gian thu hoạch là từ tháng 11 tới tháng 3, lúc này thịt sò chắc, mùi vị thơm ngon.

Tại ruộng nuôi không ngập nước, mỗi ha cho sản lượng là 22.500 kg, nếu nuôi tốt sản lượng thu được cũng chỉ là 52.500 kg.

Sản lượng sò nuôi trong đầm cao hơn, đạt 75.000 kg/ha.

nếu thả 5,4 triệu con (cỡ 600 con/kg) vào 0,4 ha đầm nuôi thì sau 21 tháng sẽ thu được 36.000 kg sò, tức là bình quân mỗi mẫu Trung Quốc thu được 6.000 kg sò. 


Đặc điểm sinh sản, sinh thái của sò huyết - Phần 1 Đặc điểm sinh sản, sinh thái của sò… Nuôi tôm he (kuruma) tại Nhật - Phần 1 Nuôi tôm he (kuruma) tại Nhật - Phần…