Giá lợn hơi ngày 21/5/2020 vẫn tăng cao do thiếu nguồn cung
Theo Vietnambiz, giá lợn hơi hôm nay tăng tại cả 3 miền: miền Nam lên 100.000 đồng/kg, còn miền Trung, Tây Nguyên lên 97.000 đồng/kg.
Tại miền Bắc gần 100.000 đồng/kg
Giá lợn hơi tại miền Bắc tăng cao, nhiều địa phương gần 100.000 đồng/kg. Cụ thể, tại Vĩnh Phúc và Tuyên Quang tăng lần lượt 3.000 đồng/kg và 2.000 đồng/kg, cùng lên mức 98.000 - 100.000 đồng/kg, ngang bằng với Hưng Yên và trở thành những địa phương có giá cao nhất miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Tiếp theo Yên Bái, Lào Cai và Phú Thọ cùng tăng nhẹ 1.000 đồng/kg, lên 96.000 đồng/kg, đây cũng là giá lợn của Thái Bình khi ổn định trong ngày hôm nay; các tỉnh, thành khác cũng tiếp tục ổn định ở mức cao; trong đó, Hà Nội 97.000 đồng/kg; Bắc Giang, Nam Định và Thái Nguyên 94.000 - 95.000 đồng/kg; Ninh Bình thấp nhất 92.000 đồng/kg. Nhìn chung, giá lợn hơi tại miền Bắc hôm nay tiếp tục giao dịch từ 92.000 - 100.000 đồng/kg.
Tại miền Trung, Tây Nguyên lên 97.000 đồng/kg
Giá lợn hơi miền Trung, Tây Nguyên ghi nhận ngày tăng thứ ba liên tiếp trong tuần với mức tăng có phần hạ nhiệt trong khoảng 1.000 - 2.000 đồng/kg. Cụ thể, tại Khánh Hòa tăng 2.000 đồng/kg, lên 97.000 đồng/kg, đây là mức giá cao nhất của khu vực vào hôm nay, cùng được báo tại Lâm Đồng sau khi tăng 1.000 đồng/kg; Đắk Lắk và Bình Thuận, tăng 1.000 đồng/kg lên 96.000 đồng/kg; còn lại các nơi khác không thay đổi; trong đó, Quảng Nam 95.000 đồng/kg, Thanh Hóa và Nghệ An 94.000 đồng/kg.
Tại Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quãng Ngãi, Bình Định cùng mức 93.000 đồng/kg, còn Hà Tĩnh, Ninh Thuận giá nhất vùng 90.000 đồng/kg. Giá lợn hơi tại miền Trung, Tây Nguyên giao dịch trong khoảng 90.000 - 97.000 đồng/kg.
Tại miền Nam lên 100.000 đồng/kg
Giá lợn hơi miền Nam chạm đỉnh 100.000 đồng/kg sau miền Bắc. Cụ thể, Cà Mau tăng 3.000 đồng/kg lên 98.000 đồng/kg; Hậu Giang tăng 2.000 đồng/kg lên 99.000 đồng/kg; Đồng Nai, Bạc Liêu và Bến Tre tăng 1.000 đồng/kg lên 98.000 đồng/kg; Cần Thơ tăng 2.000 đồng lên 97.000 đồng/kg; Vũng Tàu, Tiền Giang và Trà Vinh cùng tăng 1.000 đồng/kg lên 97.000 đồng/kg; Long An và Kiên Giang tăng 1.000 đồng, đạt 96.000 đồng/kg; Bình Phước, Bình Dương, TP HCM, Tây Ninh cũng tăng 2.000 đồng/kg lên 95.000 đồng/kg, ngang bằng với Sóc Trăng; Còn lại Đồng Tháp, An Giang và Vĩnh Long ổn định 93.000 - 94.000 đồng/kg. Với đà tăng diện rộng, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam lên 93.000 - 100.000 đồng/kg.
Giá thịt lợn chưa giảm do nguồn cung thiếu
Tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 5/2020 của Bộ Công Thương, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, bản chất vấn đề thịt lợn hiện nay là câu chuyện “cung - cầu” bởi hiện nguồn cung thiếu rất rõ. Sản lượng thịt cung cấp cho thị trường thiếu hơn 20%, thậm chí nhiều địa phương như Bắc Giang phản ánh kể cả lợn giống, lợn thịt đều thiếu tới 50%. Thêm vào đó, ngay ở thời điểm này, nhiều địa phương cũng chưa công bố hết dịch tả lợn châu Phi khiến người nông dân chưa yên tâm đầu tư tái đàn. Chưa kể việc giá con giống tăng cao, có nơi con giống lên tới 2,5-3 triệu đồng/con.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, tổng đàn lợn năm 2019 so với năm 2018 giảm 21%, nhưng theo báo cáo từ một số địa phương và doanh nghiệp chăn nuôi lớn, sản lượng lợn tại một số địa phương có thể giảm đến 50%. Ước tổng lượng thịt lợn trong nước cung ứng ra thị trường trong quý I/2020 giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2019.
Hiện các DN chăn nuôi lớn chiếm 35% thị phần, 65% còn lại do các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cung cấp, trong khi các hộ này đang gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc tái đàn lợn. Vì vậy, nguồn cung đã thiếu lại càng thiếu.
Về vấn đề tăng nguồn cung thịt lợn, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đưa ra 2 giải pháp.
Thứ nhất, cần tập trung việc tái đàn, phục hồi ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn toàn quốc. Đây là giải pháp tối ưu và bền vững, cần ưu tiên triển khai.
Thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã có nhiều biện pháp tích cực triển khai việc tái đàn, các hộ chăn nuôi lớn và nông dân cũng tích cực hưởng ứng, tuy nhiên việc tái đàn lợn không phải trong một thời gian ngắn có thể khôi phục được ngay. Theo báo cáo của các doanh nghiệp và địa phương, nếu không có yếu tố đột biến, sớm nhất phải đến cuối năm 2020 tổng đàn lợn mới có thể hồi phục như thời điểm trước khi có dịch tả lợn châu Phi
Cách thứ hai để tăng nguồn cung là phải nhập khẩu thịt lợn nhằm bình ổn thị trường.
Vừa qua, Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Trưởng ban Chỉ đạo giá đã yêu cầu Bộ NN&PTNT cần phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ ngành liên quan, doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn nhằm bù đắp lượng thịt lợn thiếu. Tuy nhiên, đến giữa tháng 4/2020, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng số lượng thịt lợn được nhập khẩu mới đạt khoảng 45.000 tấn, vẫn còn thấp hơn nhiều so với con số 100.000 tấn mà lãnh đạo Chính phủ đã giao.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ