Thống kê chăn nuôi Giá lợn hơi ngày 9/6/2020 vẫn giảm tại hầu hết các tỉnh thành

Giá lợn hơi ngày 9/6/2020 vẫn giảm tại hầu hết các tỉnh thành

Tác giả Thủy Chung, ngày đăng 10/06/2020

Giá lợn hơi ngày 9/6/2020 vẫn giảm tại hầu hết các tỉnh thành

Giá lợn hơi hôm nay tiếp tục xu hướng giảm tại hầu hết các tỉnh thành trên cả nước.

Tại miền Bắc tiếp tục giảm

Giá lợn hơi hôm nay tiếp tục xu hướng giảm tại một số địa phương, dao động trong khoảng 94-97 nghìn đồng/kg. Cụ thể, tại Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Ninh Bình giảm từ 1-2 nghìn đồng/kg về sát ngưỡng 95 nghìn đồng/kg. Các địa phương còn lại phần lớn giao dịch quanh mức 95 nghìn đồng/kg...

Tại miền Trung, Tây Nguyên ổn định

Giá lợn hơi tại miền Trung, Tây Nguyên không có nhiều sự biến động trong ngày giao dịch hôm nay sau khi giảm sâu liên tiếp nhiều ngày, phổ biến 90-92 nghìn đồng/kg, số ít địa phương đạt 96 nghìn đồng/kg như Lâm Đồng, Khánh Hòa, đây vẫn là địa phương có mức giá thấp nhất cả nước.

Tại miền Nam giảm tại một số địa phương

Giá lợn hơi tiếp tục giảm tại một số địa phương đưa giá giao dịch của vùng khoảng 90-96 nghìn đồng/kg. Tại Đồng Nai, Vũng Tàu, An Giang… 94 nghìn đồng/kg, giảm nhẹ 1 nghìn đồng/kg; đây cũng là mức giao dịch tại Bình Dương, Tây Ninh, Kiên Giang. Tại chợ đầu mối Hóc Môn (TP HCM) đạt 94-95 nghìn đồng/kg; số lượng lợn về chợ tăng mạnh lên ngưỡng gần 4.000 con mỗi ngày.

Riêng tại Bình Phước và Trà Vinh giao dịch ngưỡng 90 nghìn đồng/kg sau khi giảm tới 3-4 nghìn đồng/kg phiên tuần trước...

Chiều ngày 8/6, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) và Tổng cục Phát triển chăn nuôi Thái Lan đã có cuộc họp trực tuyến song phương nhằm thảo luận, thống nhất các thủ tục, điều kiện nhằm sớm cho phép nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan về Việt Nam giết mổ; hai bên đã thảo luận và thống nhất các nội dung, điều khoản chi tiết về yêu cầu vệ sinh thú y, thủ tục kiểm dịch, giấy chứng nhận kiểm dịch đối với lợn thịt từ Thái Lan nhập khẩu về Việt Nam.

Ngành chăn nuôi sẽ không chịu tổn thất lớn khi EVFTA có hiệu lực

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, EVFTA có hiệu lực, sức ép cạnh tranh vừa phải cho ngành chăn nuôi đổi mới, nhưng không mạnh đến mức gây ra tổn thất lớn cho ngành.

Khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ 85,6% số dòng thuế đối với hàng hóa Việt Nam, tương ứng với 70,3% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU.

Hiện, chỉ có hơn 42% giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng thuế suất 0% theo Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ 99,2% các dòng thuế, tương đương 99,7% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Đối với các mặt hàng còn lại, EU cam kết cung cấp cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu bằng 0%.

Ông Trần Quốc Khánh cho rằng, về các mặt hàng hóa nói chung, cơ cấu xuất khẩu hàng EU mang tính bổ sung nhiều hơn là cạnh tranh trực tiếp với những sản phẩm Việt Nam. Trong khi đó, với một số ngành hàng như dược phẩm, sữa và chăn nuôi sẽ phải đối mặt với áp lực cạnhtranh gia tăng từ các sản phẩm nhập khẩu từ EU khi EVFTA có hiệu lực.

Cụ thể với thịt lợn đông lạnh sẽ được miễn thuế sau 7 năm, thực phẩm chế biến sau 7 năm và thuế suất đối với thịt gà sẽ giảm dần về 0% trong 10 năm.

Hiện, các sản phẩm chăn nuôi của EU xuất khẩu sang Việt Nam chịu mức thuế từ 10-40%. Trong 5 tháng đầu năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 1,7 tỷ USD các sản phẩm chăn nuôi, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, nhu cầu tiêu thụ thịt đông lạnh trong thời gian qua cho thấy, thói quen tiêu dùng cần thêm nhiều thời gian mới có thể thay đổi, đa phần người dân vẫn sử dụng thịt lợn được nuôi tại thị trường nội địa.


Thị trường nguyên liệu - Giá đậu tương tăng do nhu cầu Trung Quốc Thị trường nguyên liệu - Giá đậu tương… Thị trường nguyên liệu - Giá đậu tương tiếp đà tăng Thị trường nguyên liệu - Giá đậu tương…