Sầu riêng Giải pháp dinh dưỡng cho sầu riêng giai đoạn mang trái

Giải pháp dinh dưỡng cho sầu riêng giai đoạn mang trái

Tác giả Lê Hoàng Vũ, ngày đăng 04/02/2020

Giải pháp dinh dưỡng cho sầu riêng giai đoạn mang trái

Theo GS.TS Trần Văn Hậu, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng (ĐH Cần Thơ), sau khi thu hoạch thì cây sầu riêng rất “mệt” do đã mất đi nhiều dinh dưỡng để nuôi trái, cần hồi phục để chuẩn bị cho những mùa vụ mới.

Để cây sầu riêng ra đọt thì trong bón tỷ lệ đạm và lân cao, kali vừa phải.

Sầu riêng là cây ra trái trên thân, trên cành nên việc tạo tán phải được lưu ý chăm sóc cẩn thận. Nếu cây bị chết cành thì sẽ giảm năng suất. Vì vậy, bà con cần tỉa trái để cây ở mức năng suất vừa phải, tránh bị suy kiệt quá mức, không bị khô cành và ăn trái lâu dài. Nếu cây cho nhiều trái thì bộ rễ hoạt động rất kém, cây khó hấp thu dinh dưỡng dẫn đến suy kiệt khó phục hồi.

Để phục hồi khả năng cho trái ở vụ sau thì bà con phải cắt tỉa cành, kích thích cho ra cơi đọt mới. Nếu tán cây bị suy thì tùy theo mức độ mà kích thích cho ra đọt một hay hai lần, thậm chí nếu cây suy quá thì phải cho ra ba lần đọt. Để cây ra đọt thì bón tỷ lệ đạm và lân cao, kali vừa phải đảm bảo cân bằng.

Sau khi thu hoạch bà con bón phân hữu cơ để cải tạo đất tơi xốp. Nếu có nấm Tricoderma kết hợp tiêu diệt các tuyến trùng trong đất thì hiệu quả hơn. Do phân hữu cơ hàm lượng dinh dưỡng rất thấp nên phải bón lượng lớn mới đầy đủ được lượng dinh dưỡng. Nên bón vôi để điều chỉnh độ pH của đất và tiêu diệt mầm bệnh trong đất.  Sau đó mới bón phân vô cơ để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây. Chú ý dùng phân có thêm Ma-giê (Mg), sẽ giúp ức chế quá trình sượng cơm trái.

Kỹ sư Phạm Văn Huy, Công ty TNHH Behn Meyer Agricare Việt Nam (BM) cho biết: Quá trình chăm sóc cây sầu riêng bao gồm 4 giai đoạn: Sau thu hoạch sẽ làm đọt. Kế tiếp là bón lót trên gốc trước khi xử lý ra hoa. Sau đó là giai đoạn nuôi hoa. Cuối cùng là nuôi trái.

Sau thu hoạch tiến hành cắt tỉa cành khô, rậm… để đảm bảo cơi tược đều và mạnh hơn. Những cây yếu rễ thì sử dụng thuốc bệnh để xử lý. Sau đó, khoảng 10 ngày tiến hành làm tơi đất dưới mô, chú ý cách gốc 60 cm đối với cây dưới 10 tuổi, cây trên 10 tuổi thì khoảng cách là 1 m, để khoảng hai ngày cho rễ cây bị đứt lành lại. Tiến hành bón vôi. Bổ trợ hữu cơ, tùy theo tuổi cây mà bón từ 3-6kg phân. Có thể sử dụng dòng hữu cơ của BM là Growell 333 với tỷ lệ đạm, lân, kali lần lượt là 3-3-3 và 40% hữu cơ, có thêm các thành phần trung, vi lượng.

Sau khi bón hữu cơ thì phun một số sản phẩm kích đọt, đồng thời bón phân có dòng lân và đạm cao. Bà con có thể tìm hiểu và bón dòng Entec 25-15. Trong đó, lân hữu hiệu chiếm 15% giúp tái tạo bộ rễ. Sau đó, khoảng 20 ngày bón tiếp Entec 20-10-10 giúp cây nối đọt. Bón thêm phân bón lá giúp cây tạo đọt mạnh hơn. 

Đa số bà con ở miền Tây thường để cây ra ba cơi đọt. Tuy nhiên ở miền Đông và Tây Nguyên thì chỉ để tối đa là hai cơi đọt. Ở cơi đọt đầu tiên có thể bón hữu cơ đến cơi thứ hai không nên bón hữu cơ. 

Cuối cơi một, bón phân có kali cao để điều tiết cơi đọt cho đều, bông mới có thể ra tập trung được. Những dòng phân của BM như: Entec 12-12-17 hoặc Nitrophoska 15-15-15. Đồng thời bón thêm MKP 05234 khoảng 300g/100 lít nước để cây già đọt đều.

Cơi đọt thứ hai, bón dòng phân Entec 15-15-15 và khi đọt có hai lá mầm thì tiến hành bón thêm lân để phân hóa mầm hoa. Kích thích tạo mầm bằng công thức có lân cao như 10-60. Khi hoa được khoảng 35 ngày tuổi thì bón phân Nitrophoska perfect với tỷ lệ 15-5-20 với tỷ 20% giúp cho già lá, cứng chóp ngọn. 

Thường sau khi sập nhị, phải quan tâm bổ trợ dinh dưỡng cho bông. Đối với cây già thì nên cắt bỏ những bông từ thân chính ra khoảng 1-1,5m thì trái sẽ đẹp hơn. Cây non sẽ cắt bỏ hoa cách thân 1 gang tay để cây không bị quằng khi trái lớn.


Quy trình bón phân cho sầu riêng vùng Tây Nguyên Quy trình bón phân cho sầu riêng vùng… Bón phân BM nâng năng suất sầu riêng Bón phân BM nâng năng suất sầu riêng