Tôm thẻ chân trắng Giải pháp giúp nâng tỉ lệ sống trên tôm nhiễm đốm trắng

Giải pháp giúp nâng tỉ lệ sống trên tôm nhiễm đốm trắng

Tác giả Morgane PIRIOU cùng Nhóm nghiên cứu Wisium, ngày đăng 24/11/2021

Giải pháp giúp nâng tỉ lệ sống trên tôm nhiễm đốm trắng

Virus hội chứng đốm trắng (WSSV) là tác nhân gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi, chúng có mặt ở hầu hết các vùng nuôi và gây tổn thất kinh tế đáng kể cho ngành tôm. Tuy nhiên, một giải pháp thức ăn mới đã cho thấy khả năng làm giảm mạnh tỷ lệ chết và cải thiện tăng trưởng của tôm nuôi trong giai đoạn đầu nhiễm WSSV.

Hội chứng đốm trắng WSSV trên tôm nuôi

Virus hội chứng đốm trắng (WSSV) ảnh hưởng tới tất cả các giống thuộc tôm he Penaeid như tôm sú, tôm thẻ, tôm he Ấn Độ... Loại virus này có tính lây nhiễm cao và gây tỷ lệ chết cao cho tôm nuôi trên toàn thế giới. WSSV có đặc điểm gây ra những đốm trắng nhỏ ở mặt trong của lớp vỏ cutin, và các phụ bộ, được cho là do kết quả của sự rối loạn chức năng của vỏ, dẫn đến tích tụ muối canxi bên trong lớp vỏ cutin. Các dấu hiệu lâm sàng khác bao gồm lớp vỏ cutin rời ra, tôm đột ngột giảm ăn và lờ đờ. 

Con đường lây nhiễm virus phổ biến là qua tiếp xúc với tôm bệnh hoặc tôm chết, tôm ăn lẫn nhau hay nguồn nước mang mầm bệnh. Virus cũng có thể lây truyền từ tôm mẹ sang tôm con. Khi virus đạt đến mật độ ngưỡng, việc bùng phát bệnh sẽ diễn ra rất nhanh, buộc người nuôi phải tiến hành thu hoạch gấp. Do đó, phát hiện sớm virus bằng phương pháp PCR cũng như việc tăng cường hệ thống miễn dịch của tôm và giảm sự phát triển của của virus là việc cực kỳ quan trọng. Các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng đang được đầu tư nghiên cứu và phát triển cho tôm thường nhằm tới việc cải thiện chức năng miễn dịch và sức khỏe đường ruột của tôm.

Một trong những giải pháp bổ sung vào thức ăn đã được Wisium phát triển là sản phẩm CeC (Copper-exchanged Clay: Khoáng sét trao đổi với Đồng) đã được cấp bằng sáng chế. Sản phẩm dựa trên tính năng khoáng sét được hoạt hóa ion nhằm bảo vệ cho quá trình tiêu hóa. CeC đóng vai trò như một nhân tố điều tiết hệ vi sinh đường ruột, giúp các loài động vật dạ dày đơn ứng phó tốt hơn với những điều kiện thách thức. 

Thử nghiệm ở điều kiện thực tế

Thử nghiệm gây cảm nhiễm WSSV được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu Incabiotec ConceptoAzul ở Peru. Cho nhiễm một lượng WSSV ở mức nhẹ trên tôm thẻ giống (L. vannamei) trong vòng sáu tuần, trong các bể chứa 15 lít nước với 100 con tôm giống/bể. Hai lần cảm nhiễm liên tiếp được thực hiện, lần đầu ở tuần 1 (giai đoạn tôm giống 26 ngày tuổi, PL26), và lần hai là tuần thứ 4 với mẫu gây nhiễm được chuẩn bị từ sinh khối của tôm sống bị nhiễm WSSV và dương tính với WSSV ở lần kiểm tra PCR thứ hai, để mô phỏng điều kiện phát triển thực tế của virus trong ao nuôi. 

Ba nghiệm thức được so sánh: 

Nghiệm thức 1: tôm không gây nhiễm WSSV (NT1), 

Nghiệm thức 2: tôm bị gây nhiễm WSSV (NT2),

Nghiệm thức 3: có gây nhiễm WSSV và bổ sung CeC với liều 5 kg/tấn thức ăn (NT3). Trong nghiệm thức này tôm được cho ăn CeC 2 tuần trước khi gây nhiễm và trong suốt thời gian thử nghiệm. 

Hình 1: Tỷ lệ sống của tôm nuôi ở các nhóm nghiệm thức được theo dõi sau thời gian thử nghiệm sáu tuần. (Màu đen: NT1, màu xanh da trời NT2, Màu cam: NT3)

Kết quả:

Kết quả kiểm tra cho thấy các tôm chết đều dương tính với WSSV ở lần phân tích PCR thứ hai, chứng tỏ thử nghiệm gây cảm nhiễm tương tự điều kiện phát triển ngoài thực tế của virus, trong đó virus phát triển chậm và gây tử vong cho các con tôm yếu hơn, từ đó dần dần tạo áp lực nhiễm bệnh cho cả đàn tôm.

Hình 1 minh họa tỷ lệ sống của ba nghiệm thức khác nhau. Nghiệm thức được cho ăn CeC cho thấy tỷ lệ sống cao hơn 15% so với nhóm tôm bị gây nhiễm WSSV. CeC đã cải thiện đáng kể khả năng sống của tôm, thậm chí khi so sánh với nghiệm thức đối chứng không gây nhiễm (+10,6%).

Biểu đồ sinh khối của tôm nuôi trong 6 tuần thí nghiệm.

Ngoài ra tôm được cho ăn CeC có tốc độ phát triển cao hơn (+102%, tức trọng lượng cao gấp hai lần so với nhóm tôm bị gây nhiễm WSSV).

Một giải pháp hứa hẹn

Kết quả tích cực quan sát được trong nghiên cứu này cho thấy Khoáng sét trao đổi với Đồng (CeC) là một giải pháp hiệu quả làm giảm sự phát triển của WSSV ở giai đoạn ban đầu, qua đó tích cực giúp ngăn chặn các đợt bùng phát của WSSV trên quần đàn tôm. Tỷ lệ sống cao hơn đáng kể kết hợp với tác động có lợi tới sự phát triển của tôm giống có thể khẳng định về tác dụng bảo vệ của CeC. Mục tiêu của CeC là bảo vệ quá trình tiêu hóa bằng việc cải thiện cân bằng hệ vi sinh đường ruột, qua đó cải thiện sự nguyên vẹn của hàng rào biểu mô ruột. Áp lực mầm bệnh từ vi khuẩn có thể được giảm thiểu, cho phép cải thiện năng suất vật nuôi và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của việc nhiễm virus. Những kết quả sơ bộ này rất đáng khích lệ với triển vọng sử dụng rộng rãi trên các ao nuôi tôm khi bệnh WSSV đang hiện hữu trên toàn cầu. Các nghiên cứu sâu hơn khác cũng đang được tiến hành.

Giới thiệu Wisium:

Wisium là một thương hiệu quốc tế chuyên về lĩnh vực premix & các dịch vụ tư vấn của Neovia, một tập đoàn toàn cầu về dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi với hơn 60 năm kinh nghiệm. Mỗi năm có khoảng 30,000,000 tấn thức ăn chăn nuôi sử dụng công nghệ Wisium; hơn 1,000 khách hàng lớn trong ngành; 300 chuyên gia giàu kinh nghiệm có mặt trên 50 quốc gia. Qua việc tiếp cận một cách toàn diện, Wisium cung cấp cho các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi một sự hợp tác mạnh mẽ và tận tâm, tập trung vào việc tạo ra giá trị: nâng cao chất lượng, năng suất và lợi nhuận.

Chính thức có mặt tại Việt Nam vào năm 2017, Wisium dự kiến sẽ phát triển mạnh mẽ tại thị trường đầy tiềm năng này bằng việc cho ra mắt thêm nhiều sản phẩm premix trong tương lai.


Cách cho tôm thẻ chân trắng 25 ngày ăn phù hợp Cách cho tôm thẻ chân trắng 25 ngày… Lợi ích Succinic acid với tôm thẻ chân trắng Lợi ích Succinic acid với tôm thẻ chân…