Trồng lúa Giải pháp kỹ thuật cho sản xuất lúa và cây ăn trái sau giai đoạn hạn hán, xâm nhập mặn

Giải pháp kỹ thuật cho sản xuất lúa và cây ăn trái sau giai đoạn hạn hán, xâm nhập mặn

Tác giả Nguyễn Thị Nguyệt - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, ngày đăng 24/04/2017

Giải pháp kỹ thuật cho sản xuất lúa và cây ăn trái sau giai đoạn hạn hán, xâm nhập mặn

Trong mùa khô 2016 vừa qua, tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất trồng trọt.

Mùa mưa sắp đến, nông dân cần khôi phục lại các vườn cây ăn trái đã bị ảnh hưởng và nhất là vụ lúa Hè Thu 2016 sắp bắt đầu, nông dân cần có những giải pháp kỹ thuật sau giai đoạn bị nhiễm mặn để bắt đầu cho một vụ sản xuất đạt thắng lợi.

Đối với sản xuất lúa Hè Thu

- Sử dụng các giống lúa ngắn ngày chịu mặn như: OM5451; OM 6976; OM6162; OM6677. Chỉ xuống giống khi chủ động được nguồn nước ngọt.

- Cày phơi đất, khi có nguồn nước ngọt tranh thủ rửa mặn liên tục nhiều lần. Cho ruộng ngập vài ngày trước khi xuống giống (độc chất sau khi ngập nước sẽ được phóng thích lên trên bề mặt), sau đó tháo nước ra.

- Dùng vôi đuổi mặn, hạ phèn. Khi làm đất nên kết hợp bón vôi với lượng 500-1000kg/ha.

- Có thể cường sức hạt giống bằng Brassinosteroids giúp phát triển bộ rễ mạnh.

- Sử dụng các dạng phân Urea chậm tan như đạm vàng (Urea 46A+) hoặc đạm xanh (Urea + NEB 26) để chống thất thoát đạm. Tăng cường bón bổ sung phân Kali (nếu đất không chua có thể sử dụng Sulphate Kali (K2SO4) thì tốt hơn) giai đoạn đầu để tăng sức đề kháng cho cây.

- Trong trường hợp giai đoạn mạ không có nguồn nước ngọt cho vào ruộng thì cần phun nước ngọt cho cây.

- Phun một số sản phẩm tăng cường khả năng chống chịu mặn như: CaSi ( 25-30ml/16 lít), KN03 (10g/1 lít nước), Brassinosteroids (Vitazyme, Comcat 150WP, Nyro 0.01 SL,), Super Humic.

Đối với sản xuất cây ăn trái

Trong vùng trồng cây ăn trái bị nhiễm mặn thì không tiến hành rải vụ, hạn chế tối đa việc tưới nước nhiễm mặn có độ mặn > 2%0  trong thời gian nhiễm mặn

Tủ gốc, giữ ẩm cho cây trồng bằng rơm rạ, lục bình, cỏ khô,…                

Tăng cường bón phân hữu cơ, vôi, lân.

Có thể phun phân bón lá có chứa Ka, Canxi, Silic hoặc chế phẩm tăng cường khả năng chống chịu mặn như: KN03 (10g/1 lít nước), Brassinosteroids (Vitazyme, Comcat 150WP, Nyro 0.01 SL,), Super Humic  .

Khi có nguồn nước ngọt, tiến hành rửa mặn.

Tỉa bỏ bớt những cành không cần thiết, nếu cây đang mang hoa, trái cần cắt bỏ bớt để giảm thoát hơi nước và để duy trì sử dụng ít nước trong thời gian xâm nhập mặn.


Biện pháp hạn chế tác hại của phèn, mặn cho sản xuất lúa vụ hè thu Biện pháp hạn chế tác hại của phèn,… Một số giải pháp hạn chế thiệt hại do hạn- mặn cho cây trồng của nhà vườn Một số giải pháp hạn chế thiệt hại…