Giải pháp mới điều trị bệnh lở loét trên cá chẽm
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Malaysia nhằm đánh giá ảnh hưởng của bạc hà âu lên tỉ lệ sống, tăng trưởng, chỉ số huyết học, thông số miễn dịch và khả năng kháng lại Vibrio harveyi của cá chẽm giống.
Chuẩn bị thí nghiệm
Chuẩn bị cá giống: Cá chẽm giống có trọng lượng 20 ± 1g sẽ được tắm formalin 10% trong 20 phút, được nuôi trong bể trong vòng 10 ngày, trước khi bố trí thí nghiệm.
Chuẩn bị dược liệu: Lá bạc hà âu được phơi khô và nghiền nhuyễn , bổ sung thêm carboxylmethyl cellulose (CMC) để tăng khả năng kết dính của thức ăn.
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức (30 cá/bể). Được cho ăn 2 lần/ngày với khẩu phần ăn bằng 5% trọng lượng cơ thể cá. Sau 4 tuần, sẽ chọn ra 15 cá thể từ mỗi nghiệm thức để tiến hành gây cảm nhiễm với Vibrio harveyi (1 x 10^8 CFU/ml).
Kết quả
Tỉ lệ sống: Tỉ lệ sống cao nhất đạt 70% ở nghiệm thức bổ sung 4 và 5g/kg thức ăn. Tuy nhiên , nếu hơn 5g/kg thức ăn thì cũng không làm gia tăng thêm tỉ lệ sống.
Tăng trưởng: Tất cả nghiệm thức đều có sự cải thiện đáng kể về tăng trọng, ngoại trừ nghiệm thức 1. Cá đạt cân nặng cao nhất(62.2 ± 1.1) ở nghiệm thức 5.
Chỉ số huyết học: Số lượng hông cầu tăng cao nhất ở nghiệm thức 5, và có sự gia tăng đáng kể về số lượng hemoglobin ở nghiệm thức 2,3 và 4.
Lyzozyme: Hoạt động của lyzozyme cao nhất được ghi nhận ở nghiệm thức 1 và 2 khi theo dõi trong vòng 20, 40, và 60 phút.
Tính kháng khuẩn: Khả năng kháng khuẩn đạt cao nhất khi bổ sung 5g/kg thức ăn.
Tính kháng khuẩn: Khả năng kháng khuẩn đạt cao nhất khi bổ sung 5g/kg thức ăn.Bổ sung bạc hà âu với tỉ lệ 5g/kg thức ăn sẽ giúp kích thích tăng trưởng, tăng tỉ lệ sống và khả năng kháng khuẩn trên cá chẽm.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ