Nuôi lợn (Heo) Giảm lượng prôtêin trong khẩu phần ăn để lợn có đường tiêu hoá khoẻ mạnh hơn

Giảm lượng prôtêin trong khẩu phần ăn để lợn có đường tiêu hoá khoẻ mạnh hơn

Tác giả T.P. (Theo allaboutfeed), ngày đăng 18/04/2016

Giảm lượng prôtêin trong khẩu phần ăn để lợn có đường tiêu hoá khoẻ mạnh hơn

Một nghiên cứu kết hợp của Úc/Đan Mạch đánh giá cơ chế sinh lý và dinh dưỡng với mục đích giải thích lý do cho lợn ăn một chế độ ăn giảm hàm lượng prôtêin sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy ở lợn sau cai sữa (PWD).

48 lợn con cai sữa - lợn đực tại ngày tuổi thứ 21 được thử nghiệm với ba phương pháp cho ăn với các thành phần tương ứng là: (1) Prôtêin (Prôtêin hàm lượng cao 239 g/kg so với hàm lượng Prôtêin thấp 190 g/kg); (2) có hoặc ko có khuẩn E.

Coli thử thách (vi khuẩn gây tiêu chảy ETEC); và (3) thời gian cho ăn sau khi cai sữa cho đến khi xuất chuồng.

Không sử dụng hợp chất kháng sinh nào trong chế độ cho ăn, và chế độ ăn có chứa tinh thể AA bao gồm isoleucine và valine để có một mẫu AA lý tưởng.

Lợn được cung cấp các khẩu phần ăn thực nghiệm có ad libitum.

Kết quả là, cho lợn ăn theo chế độ ăn có lượng prôtêin giảm đã làm giảm lượng Nitơ, dòng Nitơ ruột hồi, urê-N huyết tương và hàm lượng NH3-N ở ruột hồi và ở các vị trí trong ruột, nhưng không làm thay đổi tỷ lệ tiêu hóa nitơ và axit amin trong ruột hồi (AID) tại ngày thứ 7 hoặc 14 ngày, trừ các serine ở mức thấp hơn trong chế độ ăn của lợn cho ăn theo chế độ có hàm lượng prôtêin thấp.

Cho lợn ăn chế độ ăn có hàm lượng prôtêin cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy ở lợn sau cai sữa (PWD), và nhiễm khuẩn ETEC tăng nguy cơ PWD ở lợn cho ăn theo chế độ có hàm lượng prôtêin cao.

Lợn cho ăn theo chế độ ăn có hàm lượng prôtêin cao có nhiều khả năng sẽ nhiễm bệnh PWD tại ngày thứ 7 sau khi cai sữa.

Thử nghiệm nhiễm ETEC cho thấy lượng phân chứa khuẩn Escherichia coli tăng so với lợn không bị nhiễm, đồng thời làm giảm tỷ lệ tiêu hoá ở ruột hồi của một số AA tại ngày thứ 7.

Cho lợn ăn chế độ ăn có hàm lượng prôtêin thấp đã làm giảm tỷ lệ phân tử gam của chuỗi axit béo trong ruột tịt và đầu gần ruột kết, nhưng nồng độ axit béo không ổn định trong cơ quan này không bị ảnh hưởng bởi (sự thay đổi) hàm lượng Prôtêin.

Lợn cho ăn chế độ ăn có hàm lượng prôtêin giảm làm giảm độ pH trong ruột chay và ruột hồi, trong khi lợn nhiễm vi khuẩn ETEC có độ pH tăng trong ruột tịt và đầu gần ruột kết ở ngày thứ 7.

Cho lợn ăn chế độ ăn có hàm lượng prôtêin thấp không làm ảnh hưởng tới đường tiêu hoá, nhưng lợn nhiễm ETEC có ảnh hưởng bất lợi tới đường tiêu hoá tại ngày thứ 7.

Hàm lượng Prôtêin không làm thay đổi hình thái đường ruột và tới sự tăng trưởng.

Những kết quả này cho thấy: cho lợn ăn một chế độ ăn có hàm lượng prôtêin thấp ngay sau khi vừa được cai sữa làm giảm lượng Nitơ chuyển tới ruột, do đó giảm quá trình lên men Prôtêin mà không thay đổi tỷ lệ tiêu hoá axit amin trong ruột hồi.

 


Sự lạm dụng kháng sinh và kháng kháng sinh Sự lạm dụng kháng sinh và kháng kháng… Các trang trại nuôi lợn làm gia tăng sự kháng kháng sinh Các trang trại nuôi lợn làm gia tăng…