Mướp Giới Thiệu Kỹ Thuật Trồng Mướp

Giới Thiệu Kỹ Thuật Trồng Mướp

Ngày đăng 16/01/2011

Giới Thiệu Kỹ Thuật Trồng Mướp

Mướp ta ( Luffa Cylindrica L.)

Mướp hương (Luffa actangula Rokb.)

Đều thuộc học bầu bí (cucurbitaceae)

Đặc điểm thực vật học

Mướp là một loài dây leo. Thân có góc cạnh, màu lục nhạt

Lá to, đường kính từ 15-25 cm. Phiến lá chia thùy hình 3 cạnh hay hình mác. Mép lá có răng cưa. Cuống lá dài 10 – 12 cm. Mặt lá nháp, tua cuốn phân nhánh

Hoa màu vàng. Hoa đực mọc thành chùm, hoa cái mọc đơn độc

Quả hình thoi hay hình trụ. Quả lúc đầu mẫm sau khô, không mở. Quả dài 25 cm đến 100 cm, có khi hơn. Mặt ngoài vỏ quả màu lục nhạt, trên có những đường màu đen, chạy dọc theo chiều dài quả

Hạt rất nhiều, hình trứng, màu nâu nhạt dài 12 mm, rộng 8 -9 mm hơi có rìa

Khi quả chín vỏ ngoài hạt cũng như chất nhầy tróc hết, còn lại khối sơ cứng, dai, không bị nước làm mục hỏng. Khi ngâm vào nước sẽ phồng lên và mềm, có thể dùng cọ tắm rất tốt, rửa bát rất sạch

Quả mướp ta không có mùi thơm như quả mướp hương. Mướp ta có dạng hình cho quả to, vỏ màu xanh xẫm, nhưng vị ăn không ngon. Mướp được trồng vào mùa xuân. Nông dân trồng để lấy quả ăn, nấu canh hay xào. Quả già dùng làm xơ mướp để rửa bát và có thể ép làm mũ. Mướp còn dùng làm thuốc

Trong quả mướp có chất saponin, chất nhầy, xylan, chất bép protein (1.5%) vitamin B và C, muối nitrat. Trong nhân hạt có 41 – 45 % chất dầu

Theo đông y quả mướp có vị ngọt, tính bình, thanh nhiệt, trừ thấp, lợi tiểu, tiêu đờm, mát máu, giải độc, thông kinh mạch, làm ra sữa, khỏi lở sưng đau nhức và bổ khí an thai.

Kỹ thuật trồng mướp

Mướp là loại rau vụ hè thu. Nông dân hiện nay có 2 cách trồng mướp : trồng hố trong vườn gia đình và trồng trên ruộng sản xuất

Trồng mướp trong vườn gia đình

Hố được đào với kích thước 50 cm x 50 cm

Hạt giống được lấy ở phaân giữa các quả ra sát gốc được chọn để làm giống

Khi trồng dùng fân hữu cơ hoai mục trộn lẫn với đất tạo thành viên như hạt ngô cho vào hố. Lấp lớp đất mỏng lên và gieo hạt

Khi dây bắt đầu leo câm làm giàn cho mướp leo. Giàn có thể làm trên mặt ao, cao cách mặt nước 1 - 1,2 m hoặc có thể làm dàn che sân kết hợp lấy bóng mát cho sân nhà. Giàn ở sân làm cao 2 m

Khi mướp đã bò lên giàn cần bón thúc phân chung quanh bờ hố bằng phân chuồng. Khi mướp đã có dây khoảng 2-3 m lấy kéo cắt hết đầu các tay leo và cuộn thành các vòng tròn nhỏ, đường kính 20 cm, đặt xuống các hố được chuẩn bị sẵn ở bên cạnh, hoặc đặt ngay trên mặt hố cũ, rồi lấp một lớp đất tơi mỏng lên.

Phần còn lại của dây mướp khoảng 1 m bắt cho leo quanh cọc để bò lên giàn. Khi rễ ở phần dây được cuộn tròn bắt đầu nhú ra, bón thúc phân hoá học bằng cách rải phân lên miệng hố. Làm như vậy là tạo điều kiện cho muớp ra nhiều quả và thời gian ra quả kéo dài


Trồng Mướp Hương Trúng Lớn Trồng Mướp Hương Trúng Lớn Kỹ Thuật Trồng Mướp Sai Quả Kỹ Thuật Trồng Mướp Sai Quả