Giống, Thời vụ, Làm đất, Bón phân
Để chủ động giành vụ lúa mùa thắng lợi bà con cần chủ động làm tốt các khâu kỹ thuật sau:
1. Giống và thời vụ:
Vụ mùa thường hay có nhiều mưa bão, mưa to, gió lớn, lúa dễ bị đổ và bệnh bạc lá gây hại làm giảm năng suất; do vậy nên ưu tiên lựa chọn các giống cứng cây và chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt bệnh bạc lá như: RVT, TBR1, BC15, Thiên ưu 8, Kim Cương 111 và một số giống lúa lai như Nam ưu 209, nam dương 99...
- Trà mùa sớm, sau khi thu hoạch trồng cây vụ đông ưa ấm cần lựa chọn các giống có thời gian sinh trưởng ngắn.
+ Mạ nền cứng gieo 15 - 20/6, cấy khi mạ 7 - 10 ngày tuổi;
+ Mạ dược gieo 05 - 10/6, cấy 15 - 18 ngày tuổi, cấy xong trước 5/7.
- Chân ruộng đại trà ( sau khi thu hoạch trồng cây vụ đông ưa lạnh hoặc để ải):
+ Mạ từ nền cứng gieo từ 01 - 05/7, cấy khi mạ được 7 - 10 ngày,
+ Mạ dược gieo từ 20-25/6/2018 , cấy khi mạ 15 - 18 ngày.. Riêng giống BC15 nên gieo cấy xong trước 10/7.
Lưu ý: giống BT7, T10 chỉ sản xuất ở những vùng có trình độ thâm canh cao và áp dụng đồng bộ các biện pháp canh tác tổng hợp để hạn chế bệnh bạc lá gây ra.
2. Làm đất:
Thực tiễn sản xuất cho thấy: Tốc độ làm đất quyết định tiến độ gieo cấy lúa mùa. Để đảm bảo gieo cấy trong khung thời vụ an toàn, hạn chế ngộ độc hữu cơ bà con lưu ý:
- Giữ nước khi thu hoạch lúa xuân. Đồng thời thực hiện phương châm “Xanh nhà hơn già đồng”, thu hoạch nhanh gọn khi lúa chín tới.
- Cày lồng rạ ngay sau khi thu hoạch.
Lưu ý: Để rơm rạ nhanh thối ngấu trước khi lồng dập rạ nên bón mỗi sào từ 20 - 25 kg vôi bột hoặc 7 - 10 kg phân vi sinh Azotobacterin. Hiện nay trên thị trường có các chế phẩm để sử lý rơm rạ có tác dụng phân hủy rơm rạ rất nhanh như:AT, Sumitri, AT-YTB… có thể sử dụng để rắc trực tiếp trên ruộng. Sau khi lồng dập rạ xong cần giữ nước nông khoảng 5 - 7 ngày rồi bừa cấy.
3. Phân bón:
Để hạn chế phân bón bị rửa trôi và bay hơi, giúp cho cây lúa sinh trưởng phát triển khỏe, chống đổ tốt và hạn chế bệnh bạc lá, với phương châm chăm bón lúa mùa là: “Bón cân đối NPK, Bón nặng đầu nhẹ cuối: Bón lót sâu, thúc sớm,”, không sử dụng phân đơn. Bà con nên sử dụng phân NPK chuyên dùng cho lúa.
Phân lót: Tốt nhất bón khoảng 2 tạ phân chuồng hoặc 7 - 10 kg phân vi sinh Azotobacterin và 20-25kg NPK chuyên lót (5:10:3); (6:11:2)... Bừa xong chờ bùn lắng, nước trong rồi tiến hành cấy.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ