Tôm thẻ chân trắng Giữ cá rô phi qua đông
Tôm thẻ chân trắng Giữ cá rô phi qua đông

Giữ cá rô phi qua đông

Ngày đăng 27/07/2015

Giữ cá rô phi qua đông

Miền Bắc có mùa đông giá lạnh nên mùa vụ sinh sản của cá rô phi chỉ bắt đầu khi thời tiết ấm áp vào cuối tháng 3.

Do đó, người nuôi muốn chủ động cho mình được nguồn giống thả vào tháng 3 và 4 thì cần phải có những biện pháp lưu giữ giống cá rô phi qua đông thật tốt.

Chọn ao: Địa điểm xây dựng ao khuất gió mùa Đông Bắc là tốt nhất. Bờ ao chắc chắn, giữ được mức nước trong ao luôn ổn định. Ao phải có cống cấp và thoát nước riêng biệt. Diện tích ao 200 – 1.000 m2. Nguồn nước trong ao 1,8 – 2,5 m. Nguồn nước cấp cho ao phải sạch và chủ động.

Tháo cạn nước, vét bùn và vệ sinh ao. Dùng vôi bột bón với lượng 8 – 10 kg/100 m2 để bón cho ao. Nước cấp vào ao thì phải có lưới lọc. Có thể thả thêm bèo Tây khoảng 20 – 30% mặt thoáng của ao hoặc làm mái che cho ao (khung được làm bằng các vật liệu cứng như tre, nứa… mái che được làm bằng bạt ni lông màu trắng).

Thời gian đưa cá vào ao trú đông từ 15/11 – 15/12 hằng năm. Nên chọn thời điểm nắng ấm để đưa cá vào ao trú đông. Lưu ý không đánh bắt, vận chuyển và thả cá khi nhiệt độ xuống dưới 20 độ C.

Chọn giống và thả: Chọn cá giống kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, không bị dị hình, dị tật, không có dấu hiệu bệnh lý. Cá bơi thăng bằng, hoạt động nhanh nhẹn, bơi chìm trong nước theo đàn. Nên tắm cho cá bằng dung dịch nước muối 2 – 3% trong vòng 5 – 10 phút. Ngâm túi vận chuyển cá xuống ao trong vòng 10 – 15 phút sau đó mới thả cá từ từ ra ao.

Mật độ thả: Cỡ cá giống 3 – 5 gr/con có thể thả với mật độ 10 – 30 con/m2. Nếu ao có máy sục khí có thể thả 40 – 50 con/m2.

Quản lý: Thường xuyên theo dõi mức nước ở trong ao, nếu thấy hao hụt nước phải bổ sung nước sạch vào ao ngay. Theo dõi hoạt động của cá và bệnh cá để có biện pháp xử lý kịp thời. Vệ sinh ao thường xuyên. Nếu cho cá ăn thức ăn xanh cần vớt hết thức ăn cũ trước khi cho ăn thức ăn mới. Định kỳ 15 ngày/lần bón vôi với lượng 1 kg/100 m3 nước (hòa vôi vào nước và té đều khắp ao).

Trong suốt thời gian cá trú đông không dùng lưới đánh bắt để tránh xây xát, dẫn tới cá bị nhiễm bệnh và chết.

Chăm sóc: Cho cá ăn 1 – 1,5 % trọng lượng cá trong ao/ngày. Ngày cho cá ăn 1 – 2 lần vào lúc thời tiết ấm áp từ 10 – 14 giờ. Thức ăn cho cá là loại thức ăn công nghiệp (độ đạm 22 – 26%), hoặc thức ăn tự chế (10% bột cá nhạt, 30% khô đỗ, 60% cám gạo).

Những ngày nhiệt độ nước ao thấp hơn 17 độ C không cho cá ăn mà tranh thủ những ngày nắng ấm sau mỗi đợt gió mùa thì cho ăn nhiều hơn. Tuyệt đối không dùng phân hữu cơ bón cho ao để đảm bảo môi trường ao sạch.

Sau khi cá trú đông xong cần cho ăn tích cực trong 10 – 15 ngày để thu hoạch. Lượng cho ăn 3 – 5% trọng lượng cá ở trong ao.

Bệnh nấm thủy mi: Cá bơi lờ đờ xung quanh ao, bằng mắt thường có thể nhìn thấy nấm thủy mi bám trên cơ thể cá như những búi bông màu trắng, nhìn rõ nhất khi cá ở trong nước.

Luôn giữ môi trường trong sạch, giữ cho cá không bị xây xát, không kéo lưới hoặc vận chuyển khi nhiệt độ xuống dưới 20 độ C. Khi cá bị bệnh có thể dùng dung dịch muối 3% hoặc dung dịch thuốc tím 20 mg/lít tắm cho cá trong thời gian 15 phút.

Bệnh trùng bánh xe: Khi cá bị mắc bệnh trên thân, vây cá có nhiều nhớt, màu hơi trắng đục, ở dưới nước thấy rõ hơn so với khi bắt cá lên cạn. Da cá chuyển màu xám, thường xuyên nổi từng đàn lên mặt nước, một số con tách đàn bơi quanh bờ ao. Nếu cá bị bệnh nặng trùng bám dày ở vây, mang, phá hủy các tơ mang, khiến cá bị ngạt thở, ở mang đầy nhớt và có màu bạc trắng. Cá bơi lội không định hướng và chết.

Dùng nước muối 2 – 3 % tắm cho cá trong vòng 5 – 10 phút hoặc dùng sunphat đồng nồng độ 3 – 5 gr/m3 nước tắm cho cá trong vòng 5 – 15 phút. Dùng sunphat đồng phun trực tiếp xuống ao với nồng độ 0,5 – 0,7 gr/m3 nước. Sau khi phun thuốc 2 – 3 ngày thì tiến hành thay nước mới để cải thiện môi trường trong ao nuôi.

Trước khi thu hoạch phải chuẩn bị dụng cụ đánh bắt và phương tiện vận chuyển. Nên thu toàn bộ.

Tags: giu ca ro phi qua dong, ky thuat nuoi ca ro phi, ca ro phi, nuoi ca


Có thể bạn quan tâm

Nuôi tôm theo qui trình đa pha năng lượng mặt trời ở Honduras Nuôi tôm theo qui trình đa pha năng… Quản lý chất thải trong ao nuôi thủy sản Quản lý chất thải trong ao nuôi thủy…