Giúp xã viên tăng giá trị trồng lúa 1,3 lần
Ba năm qua, HTX Nông nghiệp Bình Định (huyện Kiến Xương, Thái Bình) được tổ chức lại theo quy định của Luật HTX năm 2012.
Ông Trần Thanh Sơn- Chủ nhiệm HTX Bình Định cho biết: HTX làm nhiệm vụ quản lý 3 khâu dịch vụ mang tính bắt buộc là thủy nông, dịch vụ khoa học kỹ thuật và bảo vệ thực vật.
Thực hiện Nghị định 54 và Nghị định 115 về miễn thủy lợi phí cho nông dân, HTX đưa ra mức thu cố định của cả 3 dịch vụ là 5,8 kg/sào/năm. Do xây dựng định mức khoán các dịch vụ chặt chẽ, gắn quyền lợi và trách nhiệm của người nhận khoán, cho nên đã hạ được chi phí quản lý.
Nhờ vậy, sau khi đã thanh toán với Nhà nước và người lao động, HTX vẫn tích lũy được một phần ưu tiên cho phát triển sản xuất, hoặc làm vốn đối ứng xây dựng các công trình thủy lợi.
Lợi nhuận của HTX ngày một tăng, hiện mỗi năm đạt từ 200 - 300 triệu đồng, bước đầu đã khẳng định HTX dịch vụ nông nghiệp vẫn có thể đứng vững, hoạt động và phát triển với nền kinh tế thị trường.
Bà Bùi Thị Thúy chăm sóc mạ lúa giống của gia đình.
Ông Sơn cho biết: HTX đang ưu tiên phát triển dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho xã viên, bằng việc liên kết với Công ty cổ phần Giống cây trồng Thái Bình theo hình thức hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
Các xã viên tham gia sản xuất lúa giống, được công ty cung cấp lúa giống gốc, sau khi thu hoạch thì toàn bộ sản phẩm được công ty thu mua hết với giá hợp lý.
Ban đầu thực hiện dịch vụ này vào năm 2008, có 80 hộ tham gia với diện tích 15ha, thì đến năm 2015 đã quy hoạch được 6 vùng cánh đồng mẫu với 300ha và 1.985 hộ tham gia. Năm 2014, HTX đã tiêu thụ cho xã viên 2.100 tấn thóc.
Mô hình này đã giúp làm tăng giá trị trồng lúa cho nông dân lên 1,3 lần, giá trị lợi nhuận trồng lúa toàn xã đã tăng thêm 3,6 tỷ đồng so với trước đây. Trong vài năm qua, Bình Định luôn dẫn đầu năng suất lúa của huyện, đạt bình quân 13,5 tấn/ha/năm.
Là 1 trong những xã viên tham gia sản xuất lúa giống ngay từ những vụ đầu tiên, bà Bùi Thị Thúy (thôn Công Bình) cho biết:
“Gia đình tôi có 4 sào trồng lúa giống TBR25. So với trồng lúa thông thường thì trồng lúa giống cho hiệu quả kinh tế gấp đôi. Phía công ty ký hợp đồng với HTX thì họ làm ăn sòng phẳng, sau vụ lúa 7 – 15 ngày là thanh toán đầy đủ tiền lúa giống cho ND nên chúng tôi rất phấn khởi”.
Theo bà Thúy và nhiều xã viên, mô hình sản xuất lúa giống cho thu nhập cao nên về phía công ty đòi hỏi quy trình sản xuất rất nghiêm ngặt, không được lẫn tạp lúa thường, độ săn phải đúng chuẩn…
“Qua nhiều năm sản xuất lúa giống thì xã viên đã hình thành được tinh thần hợp tác rất tốt, đúng kiểu “công nhân nông nghiệp”.
Nếu máy gặt đang gặt trà lúa giống của 1 xã viên bị hỏng, thì họ sẽ đợi máy gặt đó sửa xong bằng được rồi mới gặt tiếp chứ kiên quyết không thuê máy khác vào gặt vì sẽ bị lẫn lúa giống, hay trước và sau khi phơi thóc giống thì họ đều rửa sân sạch sẽ đảm bảo lúa giống không bị lẫn…” - bà Thúy cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ