Gỡ rối cho ngành cá tra
Chính vì vậy, thị trường nội địa bị bỏ ngỏ. Đến khi xuất khẩu cá tra sang nhiều nước sụt giảm, nhiều doanh nghiệp (DN) mới tìm hướng quay về thị trường nội địa.
Hiện nay, người nuôi gần như tuyệt vọng khi giá cá giảm liên tục. Trong 6 tháng đầu năm 2015, giá cá nguyên liệu dao động 19.000 - 24.500 đồng/kg, thấp hơn 500 - 4.500 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2014. Năm 2012, cá tra được tổ chức sản xuất theo 3 loại hình chính: nông hộ/trang trại (1.784,4 ha, chiếm 48,7%), DN (1.767,6 ha, chiếm 49,1%) và HTX (77,3 ha, chiếm 2,2 %).
Đến năm 2013, con số trên lần lượt thay đổi: 35,5%-59,9%-4,6%. Hiện nông hộ và HTX chiếm hoảng 30%, 70% diện tích còn lại là DN tự nuôi. Điều này cho thấy khi giá cá biến động bất lợi, hàng loạt nông dân và HTX lỗ vốn sẽ bỏ ao nuôi hoặc chuyển sang nuôi gia công cho các DN.
Trước những khó khăn nêu trên, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng cho vay để cứu ngành cá tra. Tính đến ngày 30-6, dư nợ cho vay trong lĩnh vực này đạt khoảng 25.500 tỉ đồng (tăng 6,25% so với cuối năm 2014). Dù vậy, ông Võ Minh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước, nhận xét: “Ngành cá tra còn thiếu tính quy hoạch và định hướng phát triển bền vững. Giá thu mua cá tra xuất khẩu không ổn định, phát triển tự phát”.
Tình hình nuôi trồng gặp khó nhưng việc chào bán sản phẩm ra thị trường thế giới của các DN đã đẩy ngành hàng cá tra đi vào bế tắc. Ông Lê Vĩnh Tân, Phó trưởng Ban Kinh tế trung ương, nhìn nhận: “Qua 2 kỳ hội chợ triển lãm tại Bỉ và Mỹ, giá cá tra giảm mạnh là do các DN của chúng ta tiếp xúc với từng khách hàng và chào giá khác nhau. Dự hội chợ xong là họ đua nhau hạ giá”.
Cá tra đã có mặt tại 150 thị trường trên thế giới với diện tích nuôi khoảng 6.000 ha, giá trị kim ngạch thu về mỗi năm khoảng 1,8 tỉ USD nhưng sản phẩm xuất khẩu chủ lực vẫn là phi lê. Nhiều đại biểu dự hội nghị cho rằng ngành cá tra có thể mang về giá trị kim ngạch cao hơn con số 1,8 tỉ USD nếu các DN sử dụng công nghệ và chế biến phụ phẩm thành dầu omega hoặc collagen…
“Bắt đầu từ năm 2016 trở đi, nước ta hội nhập hoàn toàn. Nếu ngành cá tra cứ phát triển tự phát như hiện nay thì việc mất đi ngành này là trong tầm tay. Vì vậy, đây là thời điểm không quá muộn để tái cơ cấu ngành cá tra” - ông Tân kiến nghị.
Ông Tân cho biết sẽ tổ chức chế biến cá tra theo hướng đẩy mạnh sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đồng thời giải quyết các vấn đề về thị trường, nghiên cứu chuyển giao công nghệ chế biến sản phẩm và nhà nước ban hành cơ chế chính sách riêng cho ngành hàng này.
Cần lập quỹ hỗ trợ phát triển
Ông Lê Vĩnh Tân cho rằng tất cả bộ, ngành và địa phương ở ĐBSCL cần tập hợp lại như một hội đồng để “hội chẩn” cho ngành cá tra, chứ không thể để từng đơn vị “trị bệnh” như trước đây. Bên cạnh đó, cần lập quỹ hỗ trợ phát triển như quỹ bình ổn xăng dầu. DN có lợi nhuận thì đóng vào quỹ, khi khó khăn thì lấy ra giải quyết. Làm như vậy sẽ có sự tương tác giữa các DN trong ngành.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ