Tin nông nghiệp Hạn chế bệnh đạo ôn, đốm nâu bằng phân Văn Điển

Hạn chế bệnh đạo ôn, đốm nâu bằng phân Văn Điển

Tác giả Chu Công Tiện, ngày đăng 01/08/2016

Hạn chế bệnh đạo ôn, đốm nâu bằng phân Văn Điển

Phân Văn Điển đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển khác một số loại NPK thông thường là ngoài đạm, lân, kali còn có các chất trung và vi lượng nên đáp ứng được yêu cầu dinh dưỡng cho cây trồng như trên. Riêng đối với cây lúa ngoài có lợi nhiều mặt phân lân Văn Điển hoặc NPK Văn Điển do có tỷ lệ SiO2 (silic) cao nên còn có tác dụng chữa bệnh đạo ôn và đốm nâu. Bệnh đạo ôn và đốm nâu trên lúa đều do nấm gây ra. Chúng rất mẫn cảm với giống, thời tiết và dinh dưỡng đạm, khi đã nhiễm thì lây lan nhanh và khó trừ nên phải phòng là chính bằng bón phân cân đối và bón đủ silic.

Theo kết quả nghiên cứu khoa học: Axit silixic trong dung dịch nước sẽ tương tác với fectyl và poly phenol trong tế bào, sau đó được định vị chính ở thành tế bào nên giúp cho tế bào cứng cáp hơn. Rễ sau khi hấp thụ silic sẽ được vận chuyển và tích tụ ở mạch gỗ, giúp ngăn cản sự đổ ngã. Silic cũng được tích tụ dọc theo trục rễ và tích tụ ở thành trong của biểu bì và hoạt động như một cơ chế rào cản rất hiệu quả chống lại sự xâm nhiễm vào trụ giữa của cây do tác nhân gây bệnh và thực vật ký sinh.

Ở chồi và lá, sự phân phối silic phụ thuộc vào việc thoát hơi nước của cây và sự tích tụ sau khi thoát hơi nước thành tế bào biểu bì lá được thấm một màng mỏng silic và trở thành rào cản có hiệu quả chống lại sự mất nước do thoát hơi nước qua lớp cutin và sự xâm nhiễm của nấm. Silic tăng cường sức đề kháng cho cây chống lại côn trùng và sinh vật gây hại như: Sâu ăn tạp, rầy, bọ chích hút, nấm và vi khuẩn.

Giúp lúa khỏe mạnh,  hạn chế sâu bệnh

Cũng như các cây trồng nói chung, đối với lúa silic đặc biệt quan trọng vì nó là nguyên tố tham gia hình thành các tế bào trên cây và vỏ của hạt lúa, đồng thời tham gia quá trình vận chuyển dinh dưỡng trong cây và giải phóng P/K trong đất giúp tăng khả năng sử dụng P/K. 1ha lúa 1 vụ cây lúa hấp thụ 250kg SiO2.

Khi bổ sung đầy đủ silic, cây lúa sẽ đứng thẳng giúp tăng cường khả năng quang hợp, các tế bào có thành dày sẽ ngăn cản sự xâm nhiễm từ nấm hoặc sâu bệnh, giảm sự đổ ngã do mưa gió, tăng khả năng chịu hạn, chịu lạnh, giảm hàm lượng các nguyên tố gây độc như: Mn, sắt, nhôm, hạn chế bệnh đạo ôn, đốm nâu, sự đổi màu của hạt lúa. Silic có thể kiểm soát bệnh hại lúa hiệu quả như thuốc trừ nấm phổ thông để phòng trừ bệnh đạo ôn, đốm nâu.

Phân lân Văn Điển là loại phân giàu chất dinh dưỡng, bởi ngoài lân còn có các chất trung và vi lượng, trong đó có tỷ lệ silic tương đối cao: P2O5: 15 – 17%, CaO: 28 – 34%, MgO: 15 – 18%, SiO2: 24 – 30% và các chất vi lượng: B, Mn, Cu, Co, Zn, Fe,… các chất dinh dưỡng chiếm 95%. Các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng do trong thành phần có lân nên bón cho cây trồng nói chung, trong đó có cây lúa nói riêng sẽ được cung cấp đầy đủ, đồng thời các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng mà không phải bón thêm silic hoặc một loại phân nào khác, trừ phân hữu cơ. Phân đa yếu tố NPK Văn Điển bón lót cho lúa: NPK 6.11.2, có tỷ lệ SiO2: 15%, phân NPK Văn Điển bón thúc cho lúa NPK 16.5.17, có tỷ lệ SiO2: 7%.

Ông Nguyễn Văn Tài – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Hợp tác xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội cho biết: “Bón phân Văn Điển cây  lúa cứng cáp, khỏe mạnh, lá dày màu xanh sáng, lá đứng thẳng không dườm, đẻ nhánh gọn ruộng lúa thông thoáng, ánh sáng nhiều nên hạn chế sâu bệnh. Đặc biệt nếu bón đủ và bón đúng kỹ thuật 2 loại NPK Văn Điển lót và thúc thì không phải lo lắng gì về bệnh đạo ôn và đốm nâu”.


Gặp vị thủ lĩnh hội không chém gió suông Gặp vị thủ lĩnh hội không chém gió… Tân Bộ trưởng chia sẻ khó khăn của ngành nông nghiệp Tân Bộ trưởng chia sẻ khó khăn của…