Mô hình kinh tế Hạn, mặn gay gắt

Hạn, mặn gay gắt

Ngày đăng 20/10/2015

Hạn, mặn gay gắt

Tổng lưu lượng dòng chảy từ thượng nguồn Mê Kông về ĐBSCL thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 20 - 40%.

Với tình hình này khả năng xâm nhập mặn vùng cửa sông Nam bộ sẽ cao và sớm hơn cùng kỳ của năm trước.

Vụ ĐX 2015 - 2016 cần chủ động phòng chống để hạn chế thiệt hại.

Ông Nguyễn Hữu Lập, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết: Từ đầu năm 2015 đến nay, hạn hán và xâm nhập mặn đã gây ảnh hưởng đến 6.499 ha lúa và 3,5 ha hoa màu trên địa bàn tỉnh.

Xâm nhập mặn làm thiếu nước sinh hoạt và SX ở 3 huyện ven biển.

Mặn 20 phần nghìn đã xâm nhập sâu vào các kênh nội đồng gây ảnh hưởng đến nguồn nước thô cung cấp cho các trạm cấp nước ở vùng sâu.

Trước tình hình này, UBND tỉnh đã giao Sở NN-PTNT xây dựng kế hoạch phòng chống thiếu nước, hạn hán và xâm nhập mặn.

Ông Nguyễn Thanh Cẩn, Giám đốc Sở NN-PTNT Tiền Giang cho biết, vụ vừa qua, Tiền Giang có hơn 2.000 ha lúa bị thiệt hại, tỉnh phải trích ngân sách hỗ trợ.

Nước sạch cũng thiếu trầm trọng, phải vận chuyển từ vùng ngọt về phục vụ người dân huyện Tân Phú Đông.

Với tình hình này, mùa khô lại càng khó khăn.

Tỉnh xin chủ trương Trung ương đầu tư hệ thống dẫn nước ngọt từ sông Tiền sang phục vụ cho dự án ngọt hóa Gò Công.

Từ năm 2014 – 2015, Nam bộ có khoảng 30.368 ha đất SX thiếu nước và bị hạn hán, xâm nhập mặn làm ảnh hưởng đến năng suất.

Khu vực Đông Nam bộ xảy ra tình trạng thiếu nước tưới cho lúa, cây trồng cạn vào giữa và cuối tháng 4/2015, tập trung chủ yếu ở Bình Phước.

Khu vực ĐBSCL cuối tháng 2, đầu tháng 3/2015 xâm nhập mặn ảnh hưởng lớn đến Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu...

Ông Lê Phước Đại, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hậu Giang cho biết, mỗi năm Hậu Giang phải đắp 80 đập thời vụ để bảo vệ 5.000 ha đất SX của TP Vị Thanh và TX Long Mỹ.

Mỗi đập tốn khoảng 3 - 4 triệu đồng.

Làm riết rồi không còn đất đắp nên địa phương kiến nghị Tổng cục Thủy lợi nghiên cứu và đầu tư cho Hậu Giang xây dựng đập sà lan di động. "Hậu Giang đang rất lo nước mặn từ Cà Mau và Bạc Liêu theo sông từ Quản lộ Phụng Hiệp xâm nhập sâu làm ảnh hưởng đến vùng cây ăn trái.

Giải pháp Hậu Giang làm được hằng năm là nạo vét kênh mương nội đồng giữ nước ngọt.

Đề nghị Tổng cục Thủy lợi đầu tư cho đập sà lan để ngăn mặn triệt để".

Ở Long An, vụ ĐX này SX 232.000 ha lúa và đã lên kế hoạch chủ động sẵn sàng ứng phó với khô hạn.

Sở NN-PTNT Long An kiến nghị UBND tỉnh hỗ trợ 53 tỷ đồng để nạo vét các công trình thủy lợi nội đồng trữ nước ngọt và chỉ đạo các huyện trồng cây tiết kiệm nước như bắp lai, thanh long, chanh, mè.

Ông Lê Thanh Tùng, Cục Trồng trọt cho biết, Cục khuyến cáo các địa phương chỉ đạo SX vụ TĐ 2015 kết thúc sớm để sắp xếp thời vụ SX vụ ĐX 2015 - 2016.

Các địa phương cần xuống giống sớm để tận dụng nguồn nước tưới cho lúa và chủ động thời gian thu hoạch vào tháng 2 và 3 sẽ thuận lợi cho xuất khẩu.

Ông Lê Mạnh Hùng, Phó Tổng cục Thủy lợi đề nghị các tỉnh huy động toàn hệ thống chính trị vào cuộc để bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngọt, phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn. Theo dõi sát tình hình diễn biến của nguồn nước để kịp thời chỉ đạo SX.

Thường xuyên tuyên truyền nâng cao ý thức tiết kiệm nước. Tăng cường chuyển đổi cây trồng...

"Các địa phương cần chuẩn bị các phương án cấp nước ngọt phục vụ dân sinh cho những vùng bị ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn.

Các cơ quan quản lý khoa học kịp thời dự báo diễn biến thủy văn để giúp địa phương chuyển đổi SX.

Viện nghiên cứu Thủy lợi miền Nam sớm nghiên cứu và sửa lại các công trình thủy lợi không còn phù hợp và cải tiến đập tạm, đập thời vụ bằng công nghệ mới, giúp các địa phương SX bền vững", ông Hùng nói.


Thủy lợi cho nuôi tôm Thủy lợi cho nuôi tôm Chính sách tín dụng ưu đãi trồng rừng Chính sách tín dụng ưu đãi trồng rừng