Nuôi lợn (Heo) Hiệu quả của tiêm phòng ngừa giun phổi ở gia súc

Hiệu quả của tiêm phòng ngừa giun phổi ở gia súc

Tác giả T.Phương, ngày đăng 13/04/2016

Hiệu quả của tiêm phòng ngừa giun phổi ở gia súc

Hầu hết các sản phẩm trị giun sán dùng để kiểm soát ký sinh trùng trong dạ dày-ruột đều rất hiệu quả trong việc tiêu diệt giun phổi.

Nhưng do không thể lường trước được thời điểm gia súc bị nhiễm phải loại ký sinh trùng này trong phổi nên không thể sử dụng các sản phẩm đó để tiêu diệt giun phổi.

Các biện pháp trị giun phổi thường được thực hiện khi gia súc có các triệu chứng lâm sàng như ho, ăn kém hoặc bỏ ăn, phát triển kém, gầy yếu dần, thậm chí là bị chết).

Sau đó sẽ xuất hiện tổn thương ở phổi.

Biện pháp phòng ngừa an toàn hơn các biện pháp thông thường vẫn được áp dụng là tiêm phòng để ngừa các bệnh ký sinh trùng trong phổi.

Bệnh do giun phổi gây ra trước đây có thể được kiểm soát tốt hơn thông qua tiêm phòng định kỳ hàng năm.

Tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp bê và các gia súc già phòng ngừa được các vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ do mắc phải bệnh này.

Việc tiêm phòng ngừa giun phổi gồm 2 liều tiêm ở miệng (diệt ấu trùng giun phổi) ký sinh trong gia súc chưa được chăn thả trên đồng cỏ trước đó.

2 liều tiêm cách nhau 4 tuần.

Có nghĩa là ít nhất 6 tuần trước khi bê được chăn thả bên ngoài thì bắt đầu tiến hành tiêm liều vắc xin đầu tiên.

Bệnh do giun phổi gây ra thường diễn ra vào mùa hè và có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng đối với những gia súc còn non và làm cho bò sữa phát triển kém, gày yếu, kém năng suất.

 


Vaccine phòng ngừa cúm lợn thế hệ mới có thể ngừa cả virus chủng H1N2 Vaccine phòng ngừa cúm lợn thế hệ mới… Bệnh giun đầu gai ở lợn Bệnh giun đầu gai ở lợn