Mô hình kinh tế Hiệu quả máy chế biến thức ăn chăn nuôiHiệu quả máy chế biến thức ăn chăn nuôi

Hiệu quả máy chế biến thức ăn chăn nuôiHiệu quả máy chế biến thức ăn chăn nuôi

Ngày đăng 20/11/2015

Hiệu quả máy chế biến thức ăn chăn nuôiHiệu quả máy chế biến thức ăn chăn nuôi

Từ thành công bước đầu, năm 2015 mô hình được mở rộng thêm 7 xã, với quy mô 60 máy, gồm các xã Minh Thanh, Hợp Hòa (huyện Sơn Dương), Phú Thịnh, Lăng Quán (huyện Yên Sơn), Thanh Tương (huyện Na Hang), Thượng Lâm (huyện Lâm Bình) và Hà Lang (huyện Chiêm Hóa), mỗi xã trung bình từ 8 - 10 máy.

Các hộ tham gia được hỗ trợ 80% tiền mua máy, men vi sinh và được tập huấn hướng dẫn quy trình vận hành, phương pháp ủ thức ăn đảm bảo kỹ thuật.

Gia đình anh Nguyễn Văn Tú ở xóm 9, xã Lang Quán được hỗ trợ máy chế biến thức ăn đa năng và được hướng dẫn quy trình ủ thức ăn nên việc chăn nuôi được cải thiện rõ rệt.

Từ đầu năm đến nay anh đã cung cấp cho thị trường 19 tấn lợn thương phẩm, thu trên 700 triệu đồng, giảm 23% chi phí thức ăn cho tổng đàn so với trước kia.

Theo đánh giá của cán bộ kỹ thuật, máy chế biến thức ăn đa năng có ưu điểm gọn nhẹ, thao tác sử dụng đơn giản, công suất chế biến thức ăn đạt 100 - 150 kg/giờ/máy, giảm thời gian, nhân công lao động và chi phí thức ăn từ 1.500 - 2.000 đồng/kg, nhất là tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương và phế phụ phẩm nông nghiệp để phát triển chăn nuôi.

Sau 3 tháng, một số hộ đã xuất bán lứa lợn đầu tiên, với 115 con lợn thịt tương đương sản lượng thịt hơi là 11,47 tấn, thu nhập tăng thêm 330.000 đồng/con lợn thịt so với chăn nuôi bằng cám hỗn hợp công nghiệp.


Nuôi vịt an toàn sinh học Nuôi vịt an toàn sinh học Từ 31.12.2016 nuôi cá tra phải áp dụng VietGAP Từ 31.12.2016 nuôi cá tra phải áp dụng…