Hiệu quả mô hình trồng nấm rơm từ rơm cuộn
Với mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng các loại phụ phẩm, rơm trấu trong sản xuất lúa, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, việc đưa vào sử dụng máy cuốn rơm giúp nông dân thu gom rơm thuận lợi và hiệu quả, vận chuyển thuận lợi, tăng thu nhập từ bán rơm, qua đó phát triển dịch vụ cuốn rơm, đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trường do đốt rơm.
Để giúp nông dân làm quen với việc sử dụng rơm cuộn trong chăn nuôi và trồng nấm, mô hình (MH) chuyển giao kỹ thuật trồng nấm được thực hiện tại thôn Tân Hội, xã Phước Hưng (Tuy Phước) có quy mô 100 cuộn rơm, 3 hộ nông dân trực tiếp tham gia. Trung tâm KNKN đã phối hợp với SNV hỗ trợ rơm cuộn, giống meo nấm và chuyển giao kỹ thuật sản xuất nấm rơm; các hộ trực tiếp tham gia MH đã tuân thủ và thực hiện tốt hướng dẫn.
Kết quả, năng suất nấm tại MH ước đạt 200 kg/100 cuộn rơm (tương đương 130 kg/tấn rơm nguyên liệu), cao hơn 20 - 30% so với làm từ rạ bó. Với giá bán nấm tại thời điểm là 50.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, MH còn lãi gần 4,95 triệu đồng. Từ kết quả này, Trung tâm KNKN cùng SNV tăng cường khuyến cáo, vận động nông dân sử dụng rơm cuộn để trồng nấm.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ