Mô hình kinh tế Hỗ trợ doanh nghiep thủy sản tiếp cận bền vững thị trường EU

Hỗ trợ doanh nghiep thủy sản tiếp cận bền vững thị trường EU

Ngày đăng 06/06/2015

Hỗ trợ doanh nghiep thủy sản tiếp cận bền vững thị trường EU

Hội thảo do Dự án Hỗ trợ Thương mại và Đầu tư châu Âu EU – MUTRAP phối hợp cùng với Vụ Hợp tác quốc tế- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức nhằm phân tích các thiếu hụt giữa quy định SPS của Việt Nam so với EU. Từ đó đề ra các khuyến nghị giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam có thể tiếp cận bền vững vào thị trường EU.

Ông Lê Thanh Hòa - Đại diện Vụ hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện nay các tiêu chuẩn và quy chuẩn của Việt Nam đang thấp hơn so với EU. Do đó, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đang gặp phải nhiều rào cản kỹ thuật tại các thị trường nhập khẩu. Nếu như năm 2002 Việt Nam chỉ có khoảng 26 sản phẩm bị các nước cảnh báo mất ATVSTP thì đến năm 2012 con số này lên đến 64 sản phẩm.

Theo thống kê mới nhất, từ năm 2010 đến hết tháng 5/2015, Việt Nam có 183 lô hàng thủy sản bị cảnh báo. Điều đáng nói, đa số lô hàng bị cảnh báo đều không đạt tiêu chuẩn vật lý, hóa học, sinh học. Trong đó, tổng số lô hàng không đạt tiêu chuẩn về sinh học chiếm tỷ lệ cao. Ngoài các yêu cầu nói trên thì mỗi thị trường nhập khẩu lại yêu cầu một chuẩn khác nhau, chẳng hạn EU là GlobalGAP nhưng Hàn Quốc, Mỹ lại yêu cầu chuẩn của họ. Trước yêu cầu khắt khe trên, các DN Việt cần sớm thay đổi thói quen sản xuất và kinh doanh nhằm tạo sự tin tưởng cho thị trường.

Ông Nguyễn Tử Cương- Trưởng ban phát triển thủy sản bền vững, Hội nghề cá Việt Nam cho hay, việc cần làm hiện nay của ngành thủy hải sản Việt Nam không phải là chạy theo các quy chuẩn của từng thị trường mà phải xây dựng một quy chuẩn riêng của mình là VietGAP và chứng minh được là mình tốt để họ chấp nhận. Ngoài ra, DN cần chú trọng đến việc ghi nhãn mác để bảo vệ thương hiệu thủy sản Việt Nam. Nguyên nhân do Việt Nam có hàng trăm DN xuất khẩu thủy sản nhưng sản phẩm do Việt Nam ghi nhãn rất ít. Hầu hết sản phẩm thủy sản xuất khẩu được đóng gói tại nước nhập khẩu với tên khác. Điều này vô hình chung tạo ra mức giá mới nhưng DN Việt Nam lại không được hưởng lợi.


Thu nhập 200 triệu mỗi năm từ nuôi chim trĩ Thu nhập 200 triệu mỗi năm từ nuôi… EU là thị trường nhập khẩu nhuyễn thể 2 mảnh vỏ lớn nhất EU là thị trường nhập khẩu nhuyễn thể…