Bào ngư Hoàn thiện kỹ thuật sản xuất giống và nuôi bào ngư - Phần 1

Hoàn thiện kỹ thuật sản xuất giống và nuôi bào ngư - Phần 1

Tác giả Hà Ðức Thắng, ngày đăng 22/08/2016

Hoàn thiện kỹ thuật sản xuất giống và nuôi bào ngư - Phần 1

I. MỞ ĐẦU

Bào ngư là một loài hải sản quý hiếm, thịt có hàm lượng dinh dưỡng cao, vỏ có thể dùng làm dược phẩm.

Ở Việt Nam, ngư dân chủ yếu khai thác bào ngư từ tự nhiên, vì vậy, sản lượng bào ngư giảm sút rất nhiều. Do đó, việc nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất giống và nuôi bào ngư là hết sức cần thiết.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Ðối tượng nghiên cứu

Bào ngư Haliotis diversicolor.

2. Ðịa điểm và thời gian nghiên cứu

Tại Quảng Ninh: Lạch Miều (1994), Cát Giá (1996), đảo Quan Lạn (1997 - 1998).

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Nuôi bào ngư và nghiên cứu các đặc điểm sinh học

Bào ngư khai thác ngoài tự nhiên, được phân theo các kích cỡ 3-5cm và 7-9cm. Nhốt từ 30 50 cá thể trong mỗi ống plastic dài 40cm, đường kính 12-15cm, hai đầu ống đều bịt lưới. Treo ống ở dưới bè hoặc giàn tre, gỗ. Cứ 3 ngày, cho bào ngư ăn rong biển một lần.

Hằng tháng, tiến hành xác định các chỉ số sinh học: Tỷ lệ sống, tốc độ tăng chiều dài và khối lượng thân.

3.2. Nghiên cứu sinh sản - Sản xuất giống bằng sinh sản nhân tạo

Quá trình phát triển tuyến sinh dục của bào ngư bố mẹ được chia thành 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: giai đoạn nghỉ;

- Giai đoạn 2: giai đoạn phát triển;

- Giai đoạn 3: giai đoạn thành thục.

Phương pháp kích thích bào ngư sinh sản:

Dùng phương pháp tăng, giảm nhiệt độ nước, kết hợp với chiếu tia cực tím trong thời gian ngắn sẽ kích thích bào ngư đẻ trứng, phóng tinh.

3.3. Thức ăn nuôi ấu trùng bào ngư

Thức ăn nuôi ấu trùng Veliger và Juvenile là các loài tảo khuê sống bám thuộc 2 giống Navicula và Nitzchia.

3.4. Bón phân và thay nước

Bón phân theo công thức: KNO3: 60 mg/l; NaHPO4: 10 mg/l; NaSiO3: 40 mg/l; FeCl3: 2 mg/l.

Thời gian thay nước và bón phân 3-5 ngày một lần.

3.5. Công tác khác

Chiếu sáng với cường độ từ 1.500-3.000 lux. Hai lần/ngày, vào lúc 7 giờ sáng và 2 giờ chiều, tiến hành theo dõi các yếu tố của môi trường nước như nhiệt độ, độ mặn, độ pH.

Tính tốc độ tăng khối lượng thân và giá trị trung bình theo phương pháp thống kê sinh học thông thường.


Hướng dẫn kỹ thuật nuôi, chăm sóc Bào Ngư cho người dân - Phần 1 Hướng dẫn kỹ thuật nuôi, chăm sóc Bào… Dạng hình nuôi bào ngư - Nuôi bào ngư bằng lồng trong bể xi măng Dạng hình nuôi bào ngư - Nuôi bào…