Tin nông nghiệp Hoàng Đan có cán đích đúng hạn

Hoàng Đan có cán đích đúng hạn

Tác giả Đỗ Bảo Châu, ngày đăng 26/08/2016

Hoàng Đan có cán đích đúng hạn

Ghi nhận bước đầu

Theo chỉ đạo của UBND huyện Tam Dương, xã Hoàng Đan phải tập trung tuyên truyền, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, để chỉ đạo thực hiện hoàn thành các tiêu chí trong quý III/2016.

Trong đó tích cực đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các hạng mục xây dựng: Đường nông thôn, giao thông nội đồng, trung tâm văn hóa xã, nghĩa trang nhân dân, trạm y tế xã…

Về giao thông ở Hoàng Đan, cơ bản đường trục xã, liên xã, tổng khối lượng đạt chuẩn theo quy định đã đạt 100%.

Đường trục thôn, liên thôn, đạt 59,4% (yêu cầu với xã trung du là 50%).

Trong đó, đến đầu năm 2016 đã thực hiện 84,8%.

Đường ngõ xóm, đường giao thông trục chính nội đồng, đều đạt hoặc vượt.

Về hình thức tổ chức SX, Hoàng Đan đã thành lập HTX Dịch vụ nông nghiệp và môi trường, hoạt động có hiệu quả.

Đã xây dựng mô hình tổ chức SX cơ cấu luân canh cây trồng đạt giá trị từ 200 - 300 triệu đồng/ha/năm.

Đó là các sản phẩm lúa xuân muộn, lúa mùa sớm, ớt, khoai tây vụ đông, rau màu vụ đông… Xây dựng vùng chuyển đổi chuyên rau màu áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm.

HTX Dịch vụ môi trường, tổ chức hoạt động kinh doanh liên tục có lãi.

Năm sau lãi cao hơn năm trước.

Chăn nuôi phát triển

Hoàng Đan có thể “cán đích” vào cuối năm 2016 này không, điều đó không chỉ trông chờ vào sự cố gắng của nhân dân trong xã, mà còn cần sự hỗ trợ của cấp trên.

Nhưng nếu không hồi sinh được “cánh đồng chết”, thì dù Hoàng Đan có cán đích trước thời hạn, cũng không nhiều ý nghĩa.

Về giáo dục, xã đã đạt phổ cập giáo dục THCS.

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS năm 2013 - 2014 đạt 99,2%, năm 2014 - 2015 đạt 100%, năm 2015 - 2016 đạt 100%.

Xã Hoàng Đan đã được huyện Tam Dương công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS năm 2015.

Về y tế, tỷ lệ người dân trong xã tham gia BHYT đạt 72,7%, tăng 0,9% so với năm 2015.

Tiêu chí văn hóa đã có 13/13 thôn đạt thôn văn hóa năm 2016.

Nỗi ám ảnh “cánh đồng chết”

Tuy nhiên cái khó của Hoàng Đan, là trong 5 tiêu chí còn lại phải phấn đấu để cuối năm đạt chuẩn, cũng khá chật vật.

Ví dụ như tiêu chí chợ nông thôn, hiện nay Hoàng Đan đã hoàn thiện hồ sơ xây dựng các hạng mục nhà chợ chính, khu để xe, khu vệ sinh công cộng, khu thu gom rác thải, cây xanh, điện chiếu sáng…

Nhưng đó mới chỉ là “hoàn thiện hồ sơ” còn thực tế, tất cả các hạng mục xây dựng chợ Vàng (một chợ sầm uất và khá nổi tiếng trong khu vực) đều chưa tiến hành triển khai.

Nguyên nhân, do hồ sơ xây dựng chưa được Sở Công thương chấp thuận.

Cũng còn một thực tế cần phải cân nhắc.

Đó là không ít nơi, chợ xây xong bỏ hoang.

Nên chăng làm như Hoàng Hoa, chợ chưa xây, theo Chủ tịch xã cho biết, đã có nhiều người dân đăng ký thuê kiốt.

Tránh chuyện chợ xây xong, bỏ lãng phí.

Còn các tiểu thương lại họp chợ ngay cạnh chợ vừa mới xây.

Lúa “lốp” trên “cánh đồng chết”

Về tiêu chí thủy lợi thì Hoàng Đan đang “vướng” và rất khó hoàn thành.

Mặc dù trong báo cáo, xã Hoàng Đan tự đánh giá thủy lợi là đạt, nhưng dư luận trong dân chưa hài lòng việc điều tiết tưới, tiêu của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Liễn Sơn.

Chúng tôi đã được ông Lê Xuân Vinh, Bí thư Chi bộ thôn Ngòi và ông Lê Đức Chiến, Trưởng thôn Ngòi dẫn đến khu vực mà người dân ở đây gọi là “cánh đồng chết”.

Từ khi Công ty Liễn Sơn tiếp nhận, con mương chính đã không hoạt động, bị cỏ lấp vùi.

Dân phải bỏ tiền ra xây một con mương khác ngay sát cạnh.

Quá trình hoạt động, nước thải từ các thôn Chằm, Hóc, Ngòi, Đỗ, Mới, Lồ… đổ ra, khiến cánh đồng ô nhiễm nặng.

Dân xót của, vẫn cố trồng lúa trên cánh đồng này.

Lúa mọc rất tốt, nhưng không đậu bông, không ra hạt.

Nôm na gọi là lúa “lốp”, khi thu hoạch, chỉ có thể dùng làm thức ăn cho trâu, bò.

Điều này rất xót xa.


Tác dụng của silic đối với cây trồng Tác dụng của silic đối với cây trồng Săn nhộng ong, thu bạc triệu Săn nhộng ong, thu bạc triệu