Mô hình kinh tế Hóc Môn: Trồng hoa lan đạt lợi nhuận tới 700 triệu đồng/ha

Hóc Môn: Trồng hoa lan đạt lợi nhuận tới 700 triệu đồng/ha

Tác giả Khải Huyền, ngày đăng 26/06/2017

Hóc Môn: Trồng hoa lan đạt lợi nhuận tới 700 triệu đồng/ha

Bên cạnh rau an toàn, bò sữa, cá cảnh… hoa lan đang là sản phẩm nông nghiệp giúp nông dân huyện Hóc Môn (TP.HCM) làm giàu, dù chỉ với diện tích canh tác nhỏ, hẹp và cằn cỗi.

Trồng hoa lan đang là nghề hấp dẫn nhiều bà con nông dân ở huyện Hóc Môn (TP.HCM). Ảnh:  Nguyên Vỹ

Nhiều mô hình trồng hoa lan cho hiệu quả kinh tế cao đang được Sở NNPTNT, Trung tâm Khuyến nông và Hội Nông dân TP.HCM khuyến khích phát triển.

Thu trăm triệu từ mảnh đất nhỏ

Cần thêm nhiều tổ hợp tác sản xuất 

Theo ông Võ Ngọc Đẹp – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM, để tăng chất lượng và giá trị sản phẩm, các hộ trồng lan nên quan tâm đến cách bảo quản hoa khi đã cắt cành như tránh nhiệt độ cao, gió trực tiếp, bảo đảm độ thông thoáng để hoa có độ tươi, bền và đẹp hơn, giúp hoa bán được giá hơn, tạo động lực cho người trồng tiếp tục sản xuất. Đồng thời các hộ trồng lan nên liên kết với nhau thành lập Tổ hợp tác, Câu lạc bộ… giúp nhau trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật và hỗ trợ sản xuất, nhất là việc liên kết giải quyết, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, để các hộ trồng lan ổn định nguồn cung sản phẩm, phát triển mô hình ngày càng đa dạng.

Ông Nguyễn Văn Bùng (ngụ ấp Chánh 1, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM), cho biết, những năm gần đây, mô hình chuyển đổi từ các loại cây trồng, vật nuôi hiệu quả thấp sang các mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, trong đó có việc trồng hoa lan.

Năm 2016, ông Bùng được Trung tâm Khuyến nông TP.HCM hỗ trợ 2.500 cây lan denrobium giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc. Sau 9 tháng theo dõi, tỷ lệ cây sống đạt hơn 90%. Cây ra hoa đợt đầu sau khi trồng 6 tháng, với giá bán 20.000 – 25.000 đồng/chậu, mang lại thu nhập kha khá cho gia đình.

Trước đó, Trung tâm Khuyến nông TP.HCM cũng thực hiện thí điểm 3 mô hình trồng hoa lan dendrobium tại 17 hộ tại các xã Xuân Thới Đông, Xuân Thới Sơn, Tân Xuân, Nhị Bình… với quy mô 45.000 cây/5.400m2. Mô hình bắt đầu giúp người trồng hoa có thu nhập ổn định.

Trong khi đó, tại các xã Tân Thới Nhì, Đông Thạnh, Xuân Thới Thượng, Tân Hiệp... của huyện Hóc Môn, mô hình trồng lan mokara cắt cành cũng đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, là loại cây trồng phù hợp với thị trường chơi hoa của người dân thành phố và tình hình sản xuất nông nghiệp đô thị hiện nay.

Được triển khai từ giữa tháng 8.2016 đến nay, mô hình “Kỹ thuật trồng lan mokara cắt cành” với các giống như M.Bangkhuntien, M.Jack Kuan Pink, Mok.Fulmoon, Mok.Kiti… thu hút nhiều hộ nông dân tham gia.

Theo đó, kết quả mô hình cho thấy, các hộ tham gia trồng theo liếp rộng 60 - 80cm, mật độ trồng 40.000 cây/ha, khoảng cách trồng 50x50cm… Theo quy trình kỹ thuật trên, năm đầu tiên có đến 95% cây sinh trưởng ổn định, 70% cây cho từ 1-3 cành/cây. Dự kiến, từ năm thứ 2 trở đi, số cành trên cây sẽ đạt 8 cành/cây/năm.

Ông Nguyễn Quang Ngọc - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Hóc Môn, đánh giá, với giá bán trung bình 7.000 đồng/cành, dự kiến năm đầu tiên mô hình thu được gần 60 triệu đồng/1.000m2, năm thứ hai thu được hơn 185 triệu đồng/1.000m2. Sau khi trừ chi phí, dự kiến qua 2 năm chăm sóc, mô hình sẽ thu được mức lãi hơn 70 triệu đồng/1.000m2 và năng suất cành hoa sẽ tăng thêm trong năm thứ 3, thứ 4…

Vẫn phải lo chuyện… bán hoa

Ông Võ Ngọc Đẹp – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM cho rằng, mô hình trồng hoa lan đang mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người trồng, phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị thành phố. Tuy nhiên, việc tìm thị trường ổn định cho sản phẩm vẫn đang là nỗi băn khoăn của cả người trồng và ngành nông nghiệp TP.HCM.

Theo ông Nguyễn Văn Tủi - Trưởng ban Kinh tế Hội Nông dân TP.HCM, tỷ suất lợi nhuận của người trồng lan mokara là 57%, với lan dendrobium là 147%, các loại lan khác như vanda, cattelya, ngọc điểm, hồ điệp gấp 2 - 3 lần. Nếu như giá trị sản xuất bình quân 1ha đất nông nghiệp thành phố là 410 triệu đồng/năm thì giá trị sản xuất bình quân năm 2016 của 1ha trồng lan là 700 triệu đồng/năm.

Dẫu vậy, bà Nguyễn Thị Mỹ Phước - Giám đốc HTX Hoa lan Ngọc Điểm (huyện Hóc Môn), cho rằng, việc tiêu thụ hoa còn nhiều bấp bênh. Vào những ngày lễ, tết, lan hút hàng, giá cao, nhưng sau đó hoa lần gần như rất khó tiêu thụ, giá giảm rất sâu. Có lúc, chỉ còn 2.000 - 3.000 đồng/cành. “Chưa kể, 10 năm nay giá hoa lan không tăng mà chỉ có giảm, đó cũng là quy luật thị trường khi diện tích trồng lan tăng. Hiện tại, lan chủ yếu tiêu thụ trong nước, chỉ một ít được xuất khẩu sang Campuchia” - bà Phước cho biết. 

Ngoài ra, việc đưa hoa lan vào phân phối tại các siêu thị còn khó khăn, hệ thống Co.opMart chỉ cho thuê gian hàng, còn Metro thì nhận bán nhưng là ký gửi và tính trên hóa đơn, không chịu trách nhiệm về việc thất thoát nên nông dân phải chịu nhiều rủi ro.


Trồng nhãn Ido, mỗi năm thu trên 2 tỷ đồng Trồng nhãn Ido, mỗi năm thu trên 2… Nuôi ếch giống và thương phẩm thu gần 2 tỷ đồng/năm Nuôi ếch giống và thương phẩm thu gần…