Mô hình kinh tế Hội Nghị Phát Triển Chăn Nuôi Gia Cầm Bền Vững Các Tỉnh Phía Nam

Hội Nghị Phát Triển Chăn Nuôi Gia Cầm Bền Vững Các Tỉnh Phía Nam

Ngày đăng 02/12/2013

Hội Nghị Phát Triển Chăn Nuôi Gia Cầm Bền Vững Các Tỉnh Phía Nam

Ngày 26/11/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phôi hợp Ủy Ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị “Phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững các tỉnh phía Nam”. Thứ Trưởng Bộ NN&PTNT - Vũ Văn Tám, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dương đồng chủ trì Hội nghị.

Tham gia Hội nghị có các lãnh đạo, chuyên viên của Bộ NN&PTNT; Cục Chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Thú y, Viện Chăn nuôi; Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam; Hội Chăn nuôi; Sở NN&PTNT, Chi Cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư, Trung tâm giống vật nuôi các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam; doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất giống gia cầm và 01 số hộ chăn nuôi gia cầm điển hình ở các tỉnh cùng tham dự.

Chăn nuôi gia cầm là một một nghề truyền thống, có từ lâu đời trong những ngành có khả năng sản xuất ra thực phẩm nhanh nhất cung cấp thịt và trứng cho con người và lợi nhuận kinh tế nhất hiện nay. Ngoài ra, chăn nuôi gia cầm còn góp phần xóa đói giảm nghèo, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương và nguồn lao động nông nhàn nông thôn.

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, năm 2012 cả nước có hơn 308 triệu con gia cầm, sản xuất hơn 729 ngàn tấn thịt và hơn 7 tỷ quả trứng, đứng thứ hai về khả năng cung cấp thực phẩm thiết yếu cho thị trường sau ngành chăn nuôi heo. Để có được kết quả trên, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đồng bộ từ xây dựng chuồng trại, con giống, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh và tiêu thụ sản phẩm.

Trong đó, công tác chuyển giao là yếu tố quan trọng đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản suất để tăng năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm. Định hướng sản xuất đến năm 2020 tăng lên trên 390 triệu con gia cầm, trong đó tỷ trọng chăn nuôi trang trại và công nghiệp chiếm khoảng 65%. Chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi nhằm đáp ứng tái cơ cấu ngành nông nghiệp nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đàn gia cầm so với các loại vật nuôi khác.

Tại Hội nghị, Viện Chăn nuôi đã giới thiệu, khuyến cáo danh mục các dòng, giống gia cầm phục vụ cho sản xuất chăn nuôi nông hộ gồm: 20 giống gà, 13 giống vịt, 04 giống ngan (vịt xiêm) và 04 dòng đà điểu. Qua đó Viện Chăn nuôi đã đề nghị Bộ NN&PTNT xây dựng chương trình trọng điểm nghiên cứu chọn tạo giống gia cầm cho từng vùng, miền, nâng cao năng lực sản xuất giống gia cầm tại địa phương…

Đại diện Trung tâm Khuyến nông Quôc gia báo cáo kết quả các mô hình khuyến nông chăn nuôi gia cầm triển khai từ 2011 – 2013, tập trung vào đánh giá các giống gia cầm đã áp dụng trong mô hình như: về khả năng tăng trọng nhanh hơn, sản lượng trứng/năm nhiều hơn, tiêu tốn thức ăn/kgP thấp hơn. Đồng thời cũng đánh giá tác động về kinh tế, xã hội, môi trường của các dự án chăn nuôi gia cầm, gắn chăn nuôi với lĩnh vực thú y, an toàn dịch bệnh.

Qua đó Trung tâm Khuyến nông Quốc gia kiến nghị tiếp tục thực hiện các dự án, mô hình khuyến nông có hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm bền vững từ các nguồn ngân sách trung ương và địa phương. Đồng thời chuyển giao các TBKT trong chăn nuôi, công nghệ sinh học theo hướng đạt năng suất và chất lượng cao. Nghiên cứu đưa ra được các giống gia cầm phù hợp với từng vùng miền, mang thương hiệu hàng hóa của từng địa phương để đưa vào các mô hình khuyến nông nhằm tăng thu nhập từ chăn nuôi gia cầm bền vững.

Ngoài ra các đại biểu tham dự hội nghị có rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm như: chất lượng con giống, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh, giảm giá thành chăn nuôi, rút ngắn thời gian nuôi…

Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng đã chỉ đạo 05 nhiệm vụ trọng tâm để phát triển gia cầm bền vững:

(1) Tạo ra nguồn con giống và cung cấp giống tốt cho sản xuất tại nông hộ: Trên cơ sở thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp rà soát lại các giống gia cầm bản địa có giá trị kinh tế cao, các giống do Viện Chăn nuôi, các cơ sở khác nghiên cứu và các giống nhập nội chọn tạo và xây dựng danh mục giống gia cầm chủ lực phù hợp với từng địa phương và từng vùng, thông tin rộng rãi để các địa phương và người chăn nuôi dễ tiếp cận và lựa chọn.

(2) Tìm các biện pháp nhằm giảm giá thành sản xuất nhằm tăng hiệu quả, lơi nhuận trong chăn nuôi gia cầm: nghiên cứu, phổ biến các công thức phối trộn thức ăn chăn nuôi, quy trình nuôi có sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ nhằm giảm giá thành cho chăn nuôi nông hộ.

(3) Tổ chức lại sản xuất luôn cập nhật thông tin thị trường, tổ chức tốt các chuỗi liên kết trong sản xuất.

(4) Kiểm soát tốt vật tư đầu vào nhất là thức ăn, thuốc thú y, vắc-xin và công tác phòng chống dịch bệnh.

(5) Tăng cường quản lý nhà nước về giống vật nuôi.


Nhiều Lợi Ích Từ Mô Hình Nuôi Gà Thả Đồng Nhiều Lợi Ích Từ Mô Hình Nuôi Gà… Mặt Hàng Trứng Khó Đầu Cơ Mặt Hàng Trứng Khó Đầu Cơ