Hội Nghị Tổng Kết Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014 Và Triển Khai Kế Hoạch Năm 2015
Ngày 04/11/2014, tại Bến Tre, Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Bến Tre đã tổ chức Hội nghị tổng kết nuôi tôm nước lợ năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015.
Tham dự Hội nghị có các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT,Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT 30 tỉnh/thành phố có nuôi tôm nước lợ, các Viện nghiên cứu, Hiệp hội, Doanh nghiệp có liên quan, hộ gia đình nuôi tôm tiêu biểu, cơ quan báo đài. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát và Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Thành Phong chủ trì Hội nghị.
Năm 2014 sản xuất nuôi tôm nước lợ vẫn còn gặp nhiều khó khăn bất lợi do thời tiết diễn biến bất thường trong cả nước; dịch bệnh thủy sản diễn biến rất phức tạp, mặc dù nguyên nhân bệnh hoại tử gan tụycấp trên tôm nuôi đã được xác định nhưng dịch bệnh vẫn xảy ra, gây thiệt hại cho người nuôi ở nhiều địa phương; chất lượng các yếu tố đầu vào giảm sút, giá thức ăn và giống tôm tăng cao hơn mức tăng giá bán tôm nguyên liệu; Doanh nghiệp và người nuôi thiếu vốn sản xuất và bị hạnh chế trong việc tiếp cận vốn vay ưu đãi từ ngân hàng.
Song với sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt của Bộ NN&PTNT cùng các ngành các cấp, sự lao động cần cù sáng tạo của bà con ngư dân, vụ nuôi tôm nước lợ năm 2014 đã đạt kết quả cao và là lĩnh vực đóng góp rất quan trọng trong tỷ trọng giá trị xuất khẩu của toàn ngành Nông nghiệp.
Theo Tổng cục Thủy sản, đến thời điểm 31/10/2014 cả nước đã thả nuôi khoảng 676 nghìn ha (đạt 100,9% kế hoạch và bằng 103,6% so với cùng kỳ năm 2013), trong đó diện tích nuôi tôm sú là 583 nghìn ha, tôm chân trắng là 93 nghìn ha (đạt 133,3% kế hoạch năm 2014, bằng 146,4% so với cùng kỳ năm 2013). Sản lượng thu hoạch 569 nghìn tấn (đạt 103,4 kế hoạch năm 2014 và bằng 105,1% so với cùng kỳ năm 2013), trong đó sản lượng tôm sú đạt 241 nghìn tấn, tôm chân trắng 328 nghìn tấn.
Ước thực hiện cả năm 2014 về diệntích nuôi tôm nước lợ khoảng 685 nghìn ha, bằng 102,2% kế hoạch và tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2013. Sản lượng ước đạt 660 nghìn tấn (bằng 120% kế hoạch và tăng 20,4% so với năm 2013), trong đó tôm chân trắng ước đạt 400 nghìn tấn(bằng 133,3% kế hoạch, tăng 45,3% so với năm 2013), tôm sú ước đạt 260 nghìn tấn (bằng 104% kế hoạch, xấp xỉ năm 2013).
Diện tích nuôi chủ yếutập trung ở khu vực đồng bằng Nam bộ (chiếm 93% so với tổng diện tích cả nước) và đóng góp 84,4 % tổng sản lượng cả nước. Về cơ cấu tỷ lệ nuôi tôm, đã có sự dịch chuyển lớn về diện tích nuôi tôm sú sang nuôi tôm chân trắng.
Về phương thức nuôi tôm nước lợ đã có xu thế tăng dần diện tích nuôi bán thâm canh và bán thâm canh giảm dần diện tích nuôi quảng canh. Giá trị xuất khẩu thủy sản 9 tháng năm 2014 ước đạt 6,48% tỷ USD. Trong đó xuất khẩu tôm đạt 2,93 tỷ USD (chiếm 45,2%) bằng 117,2% so với cùng kỳ năm 2013. Giá trị xuất khẩu tôm năm 2014 ước đạt 3,8 tỷ USD.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã đánh giá cao kết quả thực hiện thắng lợi nhiệm vụ nuôi tôm nước lợ theo kế hoạch năm 2014 đã đề ra.Với sự tăng trưởng cao kỷ lục khoảng 22% về sản lượng được cho là cao nhất từ trước đến nay, con tôm được xem là đối tượng xuất khẩu chủ lực của ngành Thủy sản nói chung cũng như toàn ngành Nông nghiệp nói riêng.
Để tiếp tục thực hiện thắng lợi vụ nuôi tôm nước lợ năm 2015, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu Tổng cục Thủy sản phải cần tập trung sớm hoàn thiện quy hoạch vùng nuôi tôm phù hợp với đề án tái cơ cấu ngành và điều kiện của từng địa phương để đưa lĩnhvực nuôi tôm phát triển một cách bền vững. Trong thời gian tới, yêu cầu Tổng cục Thủy sản, các đơn vị quản lý phối hợp với UBND, Sở Nông Nghiệp, Chi cục Thủy sản, Chi cục Thú Y… của các địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
Về công tác phòng chống dịch bệnh: Cần sắp xếp lại cơ quan quản lý về dịch bệnh một cách hiệu quả, nhân sự phải đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn trong lĩnh vực thủy sản. Các địa phương phải xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh rõ ràng. Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường đồng bộ, thường xuyên theo dõi nắm bắt kịp thời tình hình biến đổi khí hậu.
Về quản lý con giống: Cần chủ động phối hợp với các đơn vị nghiên cứu, các chuyên gia đầu ngành, các doanh nghiệp, tiếp cận khoa học kỹ thuật để nhân rộng nguồn tôm giống bố mẹ trong nước. Hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn tôm giống từ nước ngoài. Ngoài ra, cần kiểm soát tốt chất lượng tôm giống, truy xuất được nguồn gốc, từ đó hạn chế dịch bệnh.
Quản lý thức ăn, yếu tố đầu vào: Kiểm soát chặt chẽ nguồn thức ăn và thuốc. Nghiêm cấm sử dụng thuốc ngoài danh mục, xử lý quyết liệt những trường hợp vi phạm trong sản xuất sử dụng thức ăn và thuốc bảo vệ không đảm bảo chất lượng.
Về cơ sở hạ tầng: Trong thời gian tới cần bố trí nguồnvốn để xây dựng hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng đồng phục vụ cho nuôi trồng thủy sản. Xây dựng vùng nuôi công nghiệp theo hướng phát triển bền vững, tạo công ăn việc làm cho người dân.
Về phương thức nuôi: Xác định mô hình nuôi tôm phù hợp và nuôi tôm theo các mô hình đạt chứng nhận, chuyển dịch diện tích nuôi tôm sú sang tôm chân trắng một cách phù hợp.
Về thị trường xuất khẩu: Tiếp tục nghiên cứu và phát triển thị trường xuất khẩu, tháo gỡ những rào cản thương mại, giữ vững vị thế đối với các thị trường truyền thống. Nâng cao giá trị gia tăng cho các mặt hàng xuất khẩu, đa dạng hóa các mặt hàng nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Giám sát phát hiện và xử lý kịp thời các mặt hàng kém chất lượng. Nghiên cứu về diễn biến thị trường, quy luật cung cầu để có chiến lượng phát triển phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ