Mô hình kinh tế Hội thảo triển khai đề án tăng cường trang thiết bị phục vụ cơ giới hóa ngành chăn nuôi bò sữa năm 2015

Hội thảo triển khai đề án tăng cường trang thiết bị phục vụ cơ giới hóa ngành chăn nuôi bò sữa năm 2015

Ngày đăng 14/05/2015

Hội thảo triển khai đề án tăng cường trang thiết bị phục vụ cơ giới hóa ngành chăn nuôi bò sữa năm 2015

Đến tham dự có ông Nguyễn Văn Phơn – Phòng Kinh tế huyện Củ Chi, Ông Nguyễn Văn Sáu – Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Thạnh, Ông Phạm Văn Lưng – PCT Hội Nông dân xã Trung Lập Hạ, đại diện Phòng ban Trung tâm Khuyến nông và hơn 60 nông dân trên địa bàn huyện.

Tổng đàn bò sữa TP hiện đạt 99.600 con, trong đó đàn cái vắt sữa là 47.900 con, năng suất sữa bình quân đạt 5.864 kg/con/năm. Để phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thành phố ngày càng bền vững và ổn định, đảm bảo an toàn dịch bệnh, hạn chế ô nhiễm môi trường, Ủy ban nhân dân TP.HCM đã ban hành Quyết định số 4320/2011/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2011 - 2015, trong đó có đề án “Tăng cường trang thiết bị phục vụ cơ giới hóa ngành chăn nuôi bò sữa”.

Sau 2 năm thực hiện dự án (2013 – 2014) đến nay Trung tâm Khuyến nông - đơn vị thực hiện dự án đã đầu tư cho 608 hộ nông dân với 398 máy vắt sữa đơn (1 con/1 lần vắt), 56 thiết bị rửa máy vắt sữa, 1.096 bình nhôm chứa sữa, 42 máy băm thái cỏ, 03 máy trộn thức ăn TMR và 79 hệ thống làm mát chuồng trại; trong đó huyện Củ Chi với 464 hộ được đầu tư với 295 máy vắt sữa, 43 thiết bị rửa, 853 bình nhôm, 36 máy băm thái cỏ, 2 máy trộn TMR và 59 hệ thống làm mát;

Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% chi phí mua máy móc, thiết bị và 50% còn lại nông dân có thể trả dần trong thời gian 6 tháng không tính lãi. Dự án này đang được người chăn nuôi thành phố Hồ Chí Minh nói chung và huyện Củ Chi nói riêng rất hoan nghênh vì qua đó đã góp phần vào chuyên nghiệp hóa trong chăn nuôi, tiết kiệm công lao động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông hộ.

ông Huỳnh Văn Chiến – Nông dân xã Tân Thạnh Đông cho biết: việc áp dụng máy vắt sữa đã giúp giảm chi phí công lao động, hạn chế nhiễm vi sinh trong sữa, rút ngắn thời gian vắt sữa từ 10 – 12 phút/con/lần xuống còn 5 – 7 phút/con/lần vắt, nâng cao sản lượng sữa bình quan từ 0,2 – 0,4kg sữa/con/lần vắt, chất lượng sữa đáp ứng yêu cầu của nhà thu mua, bình quân vật chất khô 12%, chất béo trong sữa đạt 3.5%. Ngoài ra, còn giúp cho nông hộ chủ động trong việc quản lý quy trình khai thác sữa, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm tỷ lệ bệnh viêm vú, nhất là bệnh viêm vú tiềm ẩn.

Đối với hệ thống làm mát chuồng trại đã giúp cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp với sinh lý của bò, giảm nhiệt độ bên trong chuồng từ 3 – 50 C so với ngoài trời, giảm stress nhiệt cho đàn bò sữa, hạn chế khí thải, đảm bảo sức khỏe cho bò, góp phần giảm chi phí thuốc thú y, tăng sản lượng và chất lượng sữa. Được biết, trong năm 2015 – năm cuối thực hiện dự án Trung tâm Khuyến nông sẽ đầu tư cho huyện Củ Chi 95 máy vắt sữa, 97 bình nhôm chứa sữa, 10 máy băm thái cỏ và 32 hệ thống làm mát.

Ông Nguyễn Văn Phơn – Phòng Kinh tế huyện Củ Chi: cần tuyên truyền rộng rãi để ND tiếp cận thông tin về chính sách hỗ trợ đồng thời phối hợp với Hội Nông dân các xã thực hiện việc bình xét. Chăn bò sữa hiện mang lại hiệu quả cao, ổn định cho người chăn nuôi nhưng giá sữa hiện nay vẫn còn rất thấp, muốn tồn tại bắt buộc người chăn nuôi phải tính toán để hạ giá thành sản phẩm, cơ giới hóa trong chăn nuôi chính là một trong những khâu quan trọng mà chúng ta phải tính đến”.

Phát biểu tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Liễu Kiều – Phó phòng Kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông cho biết: tiêu chí xét duyệt đối tượng thụ hưởng dự án rất rõ ràng, đó là: nông dân chăn nuôi bò sữa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh; hạng mục hỗ trợ đầu tự thiết bị khai thác và bảo quản sữa (máy vắt sữa, thiết bị rửa máy, bình nhôm chứa sữa) cho những hộ chăn nuôi có quy mô từ 20 con đến dưới 50 con/hộ; máy băm cỏ (quy mô 20 con - <50 con/hộ và có đồng cỏ thâm canh); máy trộn thức ăn (quy mô 50 con/ hộ và có đồng cỏ tham canh) và hệ thống làm mát (quy mô từ 20 con/ hộ), trong đó nông dân có đủ điều kiện có thể tham gia các hạng mục của đề án.

Nông dân có nhu cầu làm đơn xin tham gia đề án (theo mẩu). Lưu ý: Nông dân nuôi bò sữa đã từng được đầu tư các hạng mục từ các chương trình sử dụng vốn ngân sách của các đơn vị khác như Trung tâm Khuyến nông, Chi cục thú y, Trung tâm Kiểm định giống cây trồng và vật nuôi… thì không được tham gia hạng mục tương ứng. Cái khó của dự án đó là vốn đối ứng của người chăn nuôi, chính vì vậy khi tham gia chương trình người chăn nuôi phải chuẩn bị nguồn vốn đối ứng và đã tham gia thì tham gia tới cùng, tránh bỏ ngang gây khó khăn cho chủ đầu tư và làm cho đối tượng thụ hưởng khác mất quyền của mình.

Hiện nay, để thúc đẩy ngành chăn nuôi bò sữa phát triển phải gắn với việc áp dụng công nghệ tiên tiến, từng bước công nghiệp hoá và hiện đại hoá, hợp tác hỗ trợ chăn nuôi nông hộ và các hình thức chăn nuôi khác cùng phát triển hướng tới phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp. Khai thác tối đa tiềm năng bò sữa, giảm tối đa các chi phí trung gian trong chăn nuôi bò sữa, đặc biệt người nuôi cần phải chú ý đến khâu vệ sinh chuồng trại, khâu vắt sữa… và phải thực hiện đúng những cam kết với các công ty thu mua sữa”.


Phòng bệnh cho gia súc trong thời tiết nắng nóng Phòng bệnh cho gia súc trong thời tiết… Gia Lâm (Hà Nội) có gần 80 hộ nông dân được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi Gia Lâm (Hà Nội) có gần 80 hộ…