Tin thủy sản Hơn 1.000 tấn cá chết trên sông ở Đồng Tháp, An Giang

Hơn 1.000 tấn cá chết trên sông ở Đồng Tháp, An Giang

Tác giả Minh Anh, ngày đăng 16/02/2016

Hơn 1.000 tấn cá chết trên sông ở Đồng Tháp, An Giang

Sáng 16/2, số liệu thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh An Giang và Đồng Tháp cho biết tổng lượng cá bè nuôi trên sông Cái Vừng (ranh giới của tỉnh An Giang, Đồng Tháp) bị chết là hơn 1.100 tấn, trong đó 650 tấn, Đồng Tháp 460 tấn.

Ông Trần Anh Thư, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh An Giang cho biết, kết quả giám định phân tích mẫu cho thấy cá chết không do thức ăn hay dịch bệnh mà vì ô nhiễm môi trường. Lượng DO (oxy hòa tan) rất thấp so với ngưỡng cần thiết cho nuôi trồng thủy sản.

"Ngành nông nghiệp đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo lực lượng Cảnh sát môi trường và ngành tài nguyên môi trường vào cuộc điều tra làm rõ nguồn nước ô nhiễm do đâu, từ khu vực nào thải ra…", ông Thư nói.

Trước đó, từ ngày 3 đến 7/2, hàng trăm bè cá của người dân huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) và Phú Tân (An Giang) đột ngột chết hàng loạt.

 

Cá chết trắng bè do thiếu oxy
Cá chết nổi trắng trên sông Cái Vừng do thiếu oxy. Ảnh Minh Anh

 

Cá chết hàng loạt do thiếu oxy
Mật độ nuôi cao, oxy hòa tan thấp là nguyên nhân gây ra cá chết hàng loạt . Ảnh Minh Anh

 

Tỉnh An Giang đã hỗ trợ 1.000 đồng/kg cá và UBND huyện Hồng Ngự hỗ trợ mỗi hộ 2-5 triệu đồng nhằm tạo điều kiện cho ngư dân thu gom cá chết đến nơi tập trung.

Theo ông dân, bình thường giá cá he, mè từ 40.000 đồng đến 46.000 đồng/kg, nhưng cá chết chỉ còn 5.000 đồng/kg, có lúc bán 500 đồng/kg nhưng vẫn không có người mua. Nhiều người dân đưa xác cá đổ ra sông.

Anh Huỳnh Văn Lâm (chủ 3 bè cá he xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân) cho biết, trước Tết thương lái đến đặt cọc với giá 46.000 đồng/kg. 3 bè cá he với sản lượng khoảng 30 tấn, gia đình anh Lâm dự đoán bán được hơn 1 tỷ. Thế nhưng chỉ sau vài ngày, cá chết hàng loạt khiến gia đình lâm vào cảnh khốn đốn.

Ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu ngành chức năng tiếp tục thực hiện các phương án hỗ trợ tích cực, trong đó đánh giá nguyên nhân và nghiên cứu giải pháp kỹ thuật đảm bảo khắc phục hậu quả.

 

 

Khuyến cáo: 4 ppm là hàm lượng oxy trong nước cần thiết để duy trì tình trạng hoạt động bình thường, tăng trưởng tốt của cá nuôi cũng như chất lượng nước ổn định (bao gồm tảo) tại mọi thời điểm trong ngày và suốt vụ nuôi.

Giải pháp: Sử dụng các thiết bị sục khí oxy để tăng cường & duy trì oxy hòa tan trong nước như Máy quạt nước, Ống khuếch tán NANO-TUBE®, Máy sục khí O2-TURBINE®

AQUATEC.VN

Sục khí oxy cho ao nuôi cá

 


Đầu năm, ngư dân Nghệ An trúng đậm tiền lộc biển Đầu năm, ngư dân Nghệ An trúng đậm… Cá nuôi bè chết ngày cận Tết, người dân mất Tết Cá nuôi bè chết ngày cận Tết, người…