Mô hình kinh tế Hơn 30 nghìn ha nhãn cần khai hóa

Hơn 30 nghìn ha nhãn cần khai hóa

Publish date Monday. September 14th, 2015

Hơn 30 nghìn ha nhãn cần khai hóa

Từ đó, giúp tăng giá trị của cây nhãn lên gấp nhiều lần, thậm chí vươn ra XK.

TS Trịnh Khắc Quang (ảnh), Quyền Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), người từng gắn bó với chương trình ghép cải tạo vườn nhãn tại huyện Sông Mã (Sơn La) từ những mô hình đầu tiên đã khẳng định như vậy về hướng đi cho cây nhãn ở phía Bắc.

Bộ giống làm mắt ghép ở Sơn La hiện rất đa dạng. Theo ông, Sơn La nên chọn bộ giống theo hướng nào thì phù hợp?

Đa số nhãn ở Sơn La, mà nhất là vùng Sông Mã diện tích rất lớn nhưng được trồng thực sinh từ nhiều thập kỷ trước, giống không rõ nguồn gốc, rất xô bồ. Thỉnh thoảng cũng có một số cây tốt, nhưng đại đa số là nhãn trơ, nhãn nước có cùi mỏng, quả nhỏ, hạt to.

Khi đưa chương trình ghép cải tạo đầu tiên lên Sông Mã, chúng tôi đã thiết kế bộ giống gồm 4 giống nhãn đã được Bộ NN-PTNT công nhận, đa số là giống nhãn chín muộn, trong đó hai giống HTM 01 và HTM 02 là hai giống chín muộn có thương hiệu của Hà Tây (cũ), hai giống PHM9911 và PHM9921 là hai giống chín muộn tốt nhất của Hưng Yên, đồng thời cũng có cả giống nhãn Hương Chi.

Đây là các giống rất thích hợp ở vùng ĐBSH, có thể thu hoạch muộn trong tháng 9 khi kết thúc nhãn chính vụ.

Tuy nhiên, khi đưa lên Sơn La thì điều kiện sinh thái vùng lại khác. Đặc thù của Sơn La là vụ nhãn đến sớm hơn so với nhãn chính vụ của ĐBSH từ 15 - 20 ngày, vì vậy nhãn chín muộn đưa lên đây lại cho thu hoạch trùng chính vụ với nhãn Hưng Yên.

Vì vậy sau này diện tích nhãn ghép chín sớm ở Sông Mã lại được mở rộng diện tích lớn hơn bởi tránh được trà chính vụ ở ĐBSH.

Để phục vụ nhu cầu này, hiện VAAS cũng đã nghiên cứu được một số giống nhãn chín sớm, có thể phù hợp với nhu cầu ghép cải tạo tại Sơn La.

Tuy nhiên, với diện tích nhãn cần cải tạo lại rất lớn tới 4.000 - 5.000 ha hiện nay tại Sơn La, nếu tất cả đều đổ xô vào ghép nhãn chín sớm thì lại không còn ý nghĩa.

Vì vậy, ngành nông nghiệp Sơn La căn cứ vào nhu cầu và tình hình tiêu thụ để nghiên cứu, đưa ra cơ cấu giống nhãn cho linh hoạt, xem cần bao nhiêu diện tích chín sớm, bao nhiêu chín muộn và bao nhiêu chính vụ, chủ trương là nên có cơ cấu rải vụ.

Nhu cầu cành ghép tại Sơn La hiện rất nóng, có giải pháp nào giải quyết vấn đề này không thưa ông?

Đối với các giống nhãn đã được ghép cách đây 3-4 năm, nếu dân có nhu cầu đối với các giống này thì hoàn toàn có thể tự khai thác cành ghép từ các vườn đã được ghép trước đây để nhân rộng ra, với điều kiện chồi làm cành ghép phải trên 3 tháng tuổi.

Đối với các giống mới, nếu dân thấy nhu cầu cần phát triển thì phải được nhân từ các nguồn cây đầu dòng, đảm bảo chất lượng.

Sắp tới, chúng tôi cũng sẽ rà soát, bổ sung đưa lên Sơn La một số giống để dân lựa chọn thêm. Về phía địa phương, nếu thành lập được các trung tâm giống gốc, đảm bảo chất lượng thì càng tốt.

Hiện vùng nhãn Sơn La diện tích rất lớn, nhưng mới chỉ giải quyết được ở khâu ghép cải tạo, hầu hết chưa thâm canh. Một số tỉnh khác diện tích nhãn chưa ghép cải tạo còn rất lớn. Theo ông cần chính sách gì tiếp theo?

Ghép chỉ có ý nghĩa đổi từ giống này sang giống khác tốt hơn, nhưng để có năng suất, chất lượng cao còn phải rất nhiều giải pháp khác như đốn tỉa, tạo tán, trừ sâu bệnh, định quả, hãm sinh trưởng, bón phân…, các kỹ thuật này hiện đã có nhưng dân chưa tiếp cận được.

Hiện các dự án, chương trình của Trung ương về ghép cải tạo đã hết, tuy nhiên địa phương như Sở NN-PTNT, Trung tâm Khuyến nông cần tiếp tục vào cuộc để duy trì các khâu tiếp theo, nhất là cần tiếp tục bố trí chương trình thí điểm xây dựng mô hình SX theo VietGap nếu muốn vươn xa hơn, thậm chí tính tới chuyện XK.

Diện tích nhãn cả nước hiện khoảng 90 nghìn ha, miền Bắc chiếm ½ với 45 nghìn ha. Trong đó, vùng ĐBSH chỉ dưới 10 nghìn ha, còn lại là các tỉnh miền núi phía Bắc trên 30 nghìn ha.

Tôi tin nếu làm quyết liệt, chúng ta hoàn toàn có thể chuyển được 30 nghìn ha nhãn này sang các giống nhãn hàng hóa chất lượng cao, giúp tăng giá trị lên nhiều lần.

Ngoài Sơn La, VAAS cũng vừa thực hiện mô hình ghép cải tạo vườn nhãn cho khoảng hơn 10ha tại huyện Bảo Thắng (Lào Cai), được người dân đánh giá cao và có triển vọng lan tỏa ra phong trào như tại Sông Mã.

Các tỉnh nên xây dựng thêm các dự án, mô hình quy mô nhỏ ở một vùng trọng điểm nào đó, kết hợp với tổ chức tuyên truyền tập huấn, tham quan mô hình, chắc chắn dân sẽ tự nhân ra cách làm như Sơn La.

Về phía VAAS, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật, kể cả viết dự án, tổ chức mô hình… nếu các địa phương có nhu cầu.

Xin cảm ơn ông!


Không phun thuốc trừ rầy khi lúa đang phơi màu Không phun thuốc trừ rầy khi lúa đang… Nâng cao chất lượng lúa gạo Nâng cao chất lượng lúa gạo