Hợp đồng xuất khẩu gạo tháng 10 cao nhất từ trước đến nay
Trong các thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam, khu vực châu Á vẫn chiếm thị phần cao nhất với 71,58%, nhưng tỷ lệ này đã giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2014.
Thay vào đó là gia tăng lượng gạo xuất khẩu ở các nước khu vực châu Phi (chiếm 15,58%, tăng 16,97% so với 2014), châu Đại Dương (chiếm 2,15%, tăng 138,48%), châu Âu (chiếm 2,02%, tăng 25,62%).
Các thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam gồm có Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Ghana, Cuba, I’vory Coast, tăng từ gần 2-33% so với cùng kỳ năm trước về sản lượng.
Theo ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch VFA, hợp đồng đăng ký xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trong tháng 10 qua đạt mức cao nhất từ trước đến nay, gần 2 triệu tấn, vượt mức cùng kỳ năm 2014 trên 22%.
Sự gia tăng trên chủ yếu do có các hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung lớn sang Indonesia, Philippines và Cuba trên 1,5 triệu tấn.
Đặc biệt, lượng hàng 1,45 triệu tấn chuẩn bị cho thực hiện theo hợp đồng tập trung Philippines và Indonesia đã đủ giao cuối năm nay và phần lớn cho giao quý 1/2016.
Trong khi đó, theo Cục Trồng trọt và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, vụ Đông Xuân 2015-2016, nhiều địa phương sẽ xuống giống sớm do lũ đầu nguồn về ít, mực nước lũ thấp, rút sớm.
Do đó, nhiều khả năng đến tháng 1/2016, khu vực này đã cho thu hoạch nhiều lúa gạo mới.
Thực tế tình hình cho thấy từ sản xuất, tiêu thụ cho đến xuất khẩu lúa gạo đến cuối năm nay và những tháng đầu năm 2016 tương đối khả quan.
Theo dự báo của VFA, xuất khẩu gạo Việt Nam trong năm nay là 6,34 triệu tấn.
Nếu tính thêm lượng gạo xuất khẩu không chính thức qua mậu biên không được thống kê khoảng 1,64 triệu tấn, lượng xuất khẩu cả năm nay có thể đạt xấp xỉ 7,98 triệu tấn gạo.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ