Huế: Nuôi Kỳ Đà Thương Phẩm Theo Quy Mô Nông Hộ
Dự án hỗ trợ xây dựng 4 chuồng nuôi (4x3x2,5m), 4 chuồng đẻ (2x1x1,5m) và 20 con kỳ đà giống gồm 4 đực, 16 cái (tương đương 30kg giống).
Để dự án thực hiện đúng tiến độ, đơn vị chủ trì dự án đã đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên, đối tượng thụ hưởng dự án và người dân vùng dự án nắm vững các quy trình kỹ thuật nuôi kỳ đà thương phẩm quy mô nông hộ/trang trại.
Chuồng nuôi kỳ đà được làm giống như chuồng nuôi cá sấu, có thể là chuồng lưới hay chuồng ximăng, xung quanh tô láng để kỳ đà không bám tường leo ra ngoài.
Trong chuồng, có thể làm hang bê tông hoặc để sẵn một ống cống phi 0,1-0,2m, dài trên 2m, đảm bảo môi trường thích hợp cho kỳ đà ẩn trú, nghỉ ngơi và phòng tránh nắng nóng.
Nền chuồng được tráng xi măng toàn bộ, sau đó đổ cát khoảng 20-25cm ở 1/3 chuồng phía ngoài vào.
Kỳ đà sinh trưởng, phát triển mạnh sau mỗi lần lột da, mỗi năm lột da một lần từ tháng 8 đến tháng 10. Kỳ đà trưởng thành sau 18 tháng tuổi và bắt đầu đẻ trứng, mỗi năm một lứa, mỗi lứa 15-17 trứng và chỉ khoảng 35% trứng có khả năng nở con.
Nếu tổ chức ấp trứng nhân tạo đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì tỷ lệ ấp nở có thể đạt từ 80-90%. Hiện nay, giá thành thịt kỳ đà khoảng 300.000-400.000 đồng/kg, mang lại hiệu quả kinh tế khá lớn và ổn định cho người dân.
Nuôi kỳ đà quy mô nông hộ khá đơn giản, dễ làm, ít tốn kém, tận dụng được công lao động nhàn rỗi trong gia đình. Mô hình này cần được nhân rộng ở Thừa Thiên Huế.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ