Tôm thẻ chân trắng Hướng dẫn cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm

Hướng dẫn cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm

Tác giả Dr.Tôm, ngày đăng 16/05/2018

Hướng dẫn cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là một trong những yếu tố quan trọng trong ao nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nuôi tôm. Do đó, khi độ kiềm xuống thấp hoặc tăng cao bà con cần phải có biện pháp khắc phục để tránh ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm an toàn và hiệu quả. Hãy cùng theo dõi nhé!

1/ Cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm

Để tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm thì trước hết cần xác định nguyên nhân vì sao độ kiềm trong ao nuôi tôm lại thấp. Thông thường, có 3 nguyên nhân chính khiến độ kiềm trong ao nuôi tôm xuống thấp, cụ thể:

- Do ao xuất hiện nhiều ốc vẹm

- Đáy ao có nhiều phèn

- Ao không có tảo nổi nhiều mà rong đáy hoặc lablab

2/ Cách khắc phục như sau:

Trong trường hợp độ kiềm xuống thấp, bà con nên thực hiện cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm như sau:

- Tiến hành cào ốc, vớt rong nếu có

- Ngâm vôi nóng để nâng độ pH trong ao nuôi

- Bổ sung thêm khoáng và vitamin C cho ao nuôi tôm.

- Nếu độ kiềm 70ppm thì đánh 2 lần sẽ lên

Để ổn định độ pH quý bà con nên thường xuyên kiểm tra 2 lần 1 ngày để nắm bắt được sự thay đổi của các yếu tố môi trường ao nuôi. Ngoài ra, bà con nên định kỳ sử dụng các loại chế phẩm sinh học nhằm phân hủy các cặn bã dư thừa dưới đáy ao, ổn định màu nước và hạn chế sự biến đổi các yếu tố môi trường ao nuôi.

Hy vọng, qua bài viết này quý bà con sẽ nắm được cách tăng độ kiềm trong ao nuôi và chủ động phòng ngừa một cách hiệu quả nhất. Chúc bà con thành công!


Cách xử lý nước có độ pH cao trong ao nuôi tôm Cách xử lý nước có độ pH cao… Ảnh hưởng của độ kiềm và độ cứng đến năng suất nuôi tôm thâm canh Ảnh hưởng của độ kiềm và độ cứng…