Rau má Hướng dẫn cách trồng và chăm bón rau má

Hướng dẫn cách trồng và chăm bón rau má

Author HNT, publish date Wednesday. September 14th, 2016

Hướng dẫn cách trồng và chăm bón rau má

Rau má không chỉ được ưa chuộng để nấu các món canh ngon ngọt, làm rau sống mà còn được xay, ép lấy nước uống rất mát, ngoài ra, mọi người cũng thích dùng rau má phơi khô để nấu nước uống rất có lợi cho sức khỏe và giúp trẻ hóa.

Rau má chứa nhiều giá trị dinh dưỡng có lợi như vậy, tuy nhiên loại rau này rất dễ bị phun thuốc kích thích mọc nhanh nên mọi người cần phải thận trọng trong việc rửa và khử thuốc ở rau khi mua ngoài chợ về.

Cây rau má rất dễ mọc và dễ trồng, không cần tốn nhiều thời gian hay công sức chăm bón thế nên mọi người có thể tự trồng được rau má tại nhà trong thùng xốp, xô chậu hoặc cũng có thể trồng trên ruộng đất với diện tích lớn.

Tại bài viết này Hội nuôi trồng sẽ hướng dẫn cho bạn cách trồng rau má chất lượng và hiệu quả.

Một số điều cần biết khi trồng rau má

Rau má có hai loại, loại phổ thông có lá tròn lớn, lá mỏng, vành lá có răng cưa và gai nhỏ, và một loại giống rau má mỡ có lá lớn và thân dày.

Rau má khá nhạy cảm với thời tiết, nếu gặp điều kiện trời khô nắng, mưa nhiều hay sương mù thì sẽ khiến năng suất rau giảm đáng kể.

Có thể trồng rau má quanh năm nhưng thời điểm thích hợp nhất để trồng rau má là vào cuối mùa mưa.

Rau má là loại cây ưa sáng vì vậy nếu trồng tại nhà thì nên chọn những nơi có nhiều ánh nắng để giúp mồng tơi phát triển tốt.

Cây rau má có thân bò sát mặt đất vì vậy rất dễ trồng, có thể trồng trực tiếp ở đất ruộng với diện tích lớn, hoặc trồng tại nhà trong các thùng xốp, xô chậu.

Làm đất trồng rau

Cây rau má có khả năng mọc trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên rau má sẽ phát triển tốt, cho năng suất cao và chất lượng hơn nếu trồng ở các loại đất thịt pha cát, đất tơi xốp và loại đất phèn.

Tiến hành làm đất cày xới cho đất tơi xốp, dọn dẹp cỏ rác.

Dùng vôi rải lên mặt ruộng, tưới ẩm và phơi đất để diệt mầm bệnh.

Trước khi gieo hạt giống 10 ngày thì cần phải bón lót các loại phân chuồng ủ mục, tro trấu hoặc các loại phân hữu cơ gồm đạm, lân và kali để tăng độ dinh dưỡng cho đất.

Làm đất lên luống thấp đủ để đất thoát nước mà không bị ứ động khi tưới nước, giữa các liếp làm các rãnh nhỏ để dẫn và thoát nước.

Nếu trồng ở thùng xốp, xô chậu thì xới đất cho tơi xốp rồi san phẳng mặt đất.Thùng xốp phải thoát nước tốt, tốt nhất nên làm thùng cải tiến để trồng cây đạt hiệu quả cao.

Bước 1: Hạt rau má nảy mầm tốt nên có thể bỏ qua bước ngâm hạt và chỉ cần dùng hạt giống gieo trực tiếp vào đất.

Bước 2: Tưới nước tạo độ ẩm cho đất.

Rạch từng hàng thẳng để gieo hạt cho thẳng hàng hoặc rắc đều hạt giống xuống đất với mật độ không quá dày.

Bước 3: Lấp một lớp đất mỏng trộn với tro trấu hoặc phân chuồng sàng kỹ lấp lên hạt.

Có thể rải Basudin hạt phòng trừ kiến, dế, sâu đất ăn hạt.

Bước 4: Tưới phun nước lên mặt đất vừa gieo để giữ ẩm.

Trong 3 - 5 ngày đầu gieo hạt nên phủ rơm rạ hoặc bạt plastic để giữ ẩm và tránh nắng cho hạt nảy mầm nhanh, sau đó dở tấm đậy ra để hạt nảy mầm đón ánh sáng.

Sau 1 tuần thì những hạt rau má sẽ nảy mầm lên mặt đất.

Tiến hành tưới nước 1 ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều mát.

Nếu trời mưa thì nên hạn chế tưới nước và nên kiểm tra tránh tình trạng đất bị ngập nước khiến rau bị úng nước.

Cây rau má mọc bò trên mặt đất vì vậy mà cần chú ý đến việc làm cỏ cho rau, sau khoảng 3 tuần sau khi gieo trồng thì nên phun một trong số các thuốc BVTV như Ronstar 25EC, Canstar 25EC hoặc Bihoxa 25EC để diệt cỏ.

Nên bón phân cho rau má bằng phân chuồng đã qua ủ hoại hoặc các loại phân vi sinh.

Ngoài ra, nếu trồng rau má trên ruộng thì cần bón thúc cho ruộng rau má bằng phân Supe lân, đạm và kali mỗi đợt cách nhau 10 - 12 ngày để tăng cường dinh dưỡng cho rau phát triển tốt.

Lưu ý: Ở giai đoạn khi gieo trồng được 2 tuần, nếu cây rau má mọc quá dày thì có thể tỉa bớt, để khoảng cách mỗi bụi rau cách nhau 10 - 15cm, nếu mật độ rau trồng quá dày sẽ khiến cây phát triển không tốt

Rau má thường dễ chăm sóc và ít sâu bệnh, tuy nhiên nếu trồng với diện rộng thì cần phải chú ý đến một số sâu bệnh gây hại làm giảm năng suất ruộng rau má như các loại sâu ăn tạp, sâu gặm lá, sâu đỏ,...

Những loại sâu bệnh này thường gây hại nhiều nhất vào mùa khô.

Phòng trị sâu gây hại bằng một trong những loại thuốc trừ sâu như: Basitox 40EC, Basudin 40EC, Biocin 8000SC, Sapen Alpha, SecSaigon 25EC hoặc Sumicidin 10EC.

Một số bệnh gây hại ở lá như bệnh đốm lá, rỉ sắt, bệnh đốm lá,..

để phòng trừ bệnh gây hại thì nên vệ sinh đồng ruộng, bón phân cân đối.

Nếu bệnh nặng thì có thể dùng một trong số các loại thuốc CopperB 75WP, Copper-Zinc 85WP; Mexyl MZ 72WP, Dipomate 80WP, Bayfidan 25EC; Lunasa 25EC; Anvil 5SC để phòng trị.

Ngoài ra, ở rau má còn xuất hiện nhện đỏ hay tấn công, tiêu diệt nhện đỏ bằng dầu khoáng SK 99, Saromite 57 EC để phun theo hướng dẫn.

Thu hoạch

Sau khi gieo trồng khoảng 2 tháng thì rau má sẽ cho thu hoạch lứa rau đầu tiên.

Bạn có thể cắt những cọng lá, để chừa thân và rễ của cây rau má lại để cây tiếp tục cho ra lá mới.

Mỗi vụ trồng rau má có thể cho thu hoạch từ 8 - 10 đợt.

Lưu ý sau mỗi lần thu hoạch thì cần phải bón bổ sung phân cho rau như phân đạm hoặc NPK rải đều lên rau và tưới nước cho phân tan ngấm dần xuống rễ rau.

Và tiếp tục bón thúc cho rau cách nhau từ 10 - 12 ngày để rau phát triển tốt cho thu hoạch lứa rau mới.

Với hướng dẫn cách trồng rau má như Hội nuôi trồng cung cấp thì các bạn có thể bắt tay vào trồng rau tại nhà để có rau sạch ăn hàng ngày mà khỏi lo rau xanh không an toàn như mua ở ngoài nhé.

Chúc các bạn thực hiện thành công việc trồng rau má tại nhà.

Nếu bạn quan tâm đến việc trồng rau xanh, rau sạch thì có thể tìm kiếm ở hoinuoitrong.com để xem nhiều hướng dẫn trồng rau củ và cây ăn quả chất lượng và cho thu hoạch năng suất cao nhé.


Hướng dẫn cách trồng rau má tại nhà Hướng dẫn cách trồng rau má tại nhà Kỹ Thuật Trồng Cây Rau Má Tây Phi Kỹ Thuật Trồng Cây Rau Má Tây Phi