Chem chép (Vẹm) Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chem chép ở vùng biển nhiều sóng gió - Phần 2

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chem chép ở vùng biển nhiều sóng gió - Phần 2

Tác giả Theo VietQ, ngày đăng 23/08/2016

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chem chép ở vùng biển nhiều sóng gió - Phần 2

Ương ấu trùng nổi

Sau khi trứng thụ tinh phát triển thành ấu trùng chữ D (Veliger) sẽ được chuyển sang bể ương ấu trùng.

Mật độ ấu trùng từ 2 - 3,5 con/ml.

Thêm nước trong những ngày đầu và thay từ 25 - 30% nước từ ngày thứ 5 trở đi.

Kiểm tra kích thước ấu trùng 2 ngày/lần.

Giai đoạn ấu trùng chữ D cho ăn tảo đơn bào Nanochloropsis sp, Chaetoceros sp… lượng tảo cho ăn 5 - 10 ngàn tế bào/ml, ngày cho ăn 2 lần vào sáng và chiều mát.

Từ giai đoạn tiền kỳ đỉnh vỏ về sau, ban đêm vào 21 - 22 giờ có thể cho ăn thêm men bánh mì.

Thời gian này, độ mặn của nước phải đảm bảo từ 30 - 34%; sục khí 24/24 giờ để đảm bảo nhiệt độ 24 - 30oC.

Thu ấu trùng và phương pháp nuôi

Thả vật bám làm từ dây nylon, tấm nhựa, lưới… được vệ sinh sạch để ấu trùng bám khi ấu trùng có điểm mắt.

Có thể thu được con giống cỡ 3 - 5mm sau khoảng 50 ngày kể từ khi đẻ.

Môi trường sống của vẹm xanh rất thích hợp các thủy vực kín, ít sóng gió và có dòng chảy lưu thông. Chất lượng nước giàu thức ăn tự nhiên, có độ mặn từ 20 - 30%; nhiệt độ 23 - 30oC; pH 7,5 - 8,5; oxy hòa tan 4 - 5mg/l.

Có nhiều phương pháp nuôi khác nhau như cọc bê tông, cọc gỗ, treo băng bè hoặc dây treo… Nuôi treo bằng phao hoặc bằng bè được sử dụng rộng rãi vì phù hợp ở những vùng có sóng gió, dễ di chuyển và thao tác.

Sau 2 năm có thể thu hoạch vẹm thương phẩm với kích thước 10 - 15cm, khối lượng 80 - 120g.


Kỹ thuật nuôi vẹm vỏ xanh thương phẩm - Phần 1 Kỹ thuật nuôi vẹm vỏ xanh thương phẩm… Nuôi Vẹm Xanh Ở Đầm Nha Phu Nuôi Vẹm Xanh Ở Đầm Nha Phu