Rau muống Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây rau muống

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây rau muống

Tác giả Sưu Tầm, ngày đăng 14/09/2016

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây rau muống

Thời vụ giống:

   - Thời vụ:

   + Gieo hạt tháng 2 đến tháng 3.

   + Cấy ruộng từ tháng 3 trở đi.

   + Thả bè từ tháng 3 đến tháng 8.

   - Giống: Phổ biến hiện nay có 2 giống rau muống đỏ và rau muống trắng.

   + Loại rau muốn trắng (dạng lá tròn hoặc dài) sinh trưởng mạnh trong vụ hè, đẻ khỏe thích hợp trồng trên cạn, chịu nóng hơn loại đỏ.

   + Loại rau muống đỏ (dạng lá tròn hoặc lá dài) sinh trưởng mạnh, khả năng chịu lạnh tốt hơn, đẻ kém hơn, ngọn vươn mạnh, thích hợp tren rau muống ruộng thấp trũng.

 Làm đất trồng:

   - Rau muống có khả năng thích ứng rộng, thích hợp với nhiều loại đất.

   - Đất được cày bừa kỹ, vệ sinh đồng ruộng trước khi trồng.

   - Lê luống: rộng từ 1.2-1.3n, cao 12-15cm, mỗi nhóm khoảng cách 10-15cm.

   - Rau muống hạt khoảng cách hàng 20cm.

   - Rau muống ruộng làm từ đất như làm đất cấy lúa, chi thành băng ruộng 1.5-2m, khoảng cách trên băng 25x15cm.

Trồng rau:

- Trồng trên cạn: Chọn giống ở giai đoạn bánh tẻ dài 20-25cm, đặt ngọn rau hơi xiên, lấp đất sâu 3-4 đốt, nén chặt và tưới nước đủ ẩm thường xuyên, lượng giống cần 200-300kg/sào.

   - Nếu trồng bằng hạt, sau gieo hạt phải lấp kín hạt, tưới ẩm.

Lượng giống càn 5-10g/m2 (nếu tỷ lệ hạt nảy mầm thấp tăng lên 10-12m2).

   - Trồng rau muống ruộng: chọn giống bánh tẻ dài 20-25cm, cây 2-3 ngọn/khóm.

Lượng giống 200-300kg/sào.

Phân bón:

- Tuyệt đối không dùng phân tưới, nước thải để tưới bón.

   - Bón lót: Phân chuồng hoại mục 500-600kg/sào.

Đạm ure 1-2kg/sào.

Phân lân supe: 10-15kg/sào, phân kali 1-kg/sào.

   - Bón thúc: sau khi bén rễ hoặc mầm mọc 4-5 lá lá thật, bón thúc lần 1 bằng phân đạm hoà loãng, cũng có thể phun phân bó lá, sau 7-10 ngày thúc tiếp lần 2 nhưng đậm đặc hơn.

Sau mỗi lần thu hái bón từ: 1.5-2.5 kg ure/sào (tuỳ theo lứa hái và thời vụ) không bón đạm trong vòng 10 ngày trước khi thu hoạch.

 Tưới nước và chăm sóc:

- Sử dụng nước sạch để tưới, không dùng nước ao tù, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp để tưới cho rau.

-  Sau khi trồng hoặc gieo phải tưới nước thường xuyên.

-  Sau khi hái để lại 2-3 đốt sát gốc (để cao ra nhiều mầm yếu, năng suất không cao, để ngắn quá mầm mập năng suất thấp).

-   Thu bỏ là già, cây bệnh, nhặt bỏ cỏ.

-   Phòng trừ sâu bệnh thực hiện nguyên tắc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).

Thực hiện các biện pháp chăm sóc đảm bảo câu trồng khoẻ, sử dụng giống tốt, bón phân cân đối, tưới nước đủ ẩm, vệ sinh đồng ruộng.

Thường xuyên kiểm tra đồng ruống theo phương pháp điểu tra phân tích hệ sinh thái của IPM.

Chú ý các loại sâu bệnh sau: sâu khoang, sau baba xanh, bệnh héo xanh; Các loại bệnh thiên địch: nhện, bọ rùa đỏ, kiến 3 khoang.

Hạn chế thuốc hoá học BVTV, chỉ dùng thuốc khi sâu bệnh quá ngưỡng, Dùng thuốc ít độc hại, phối hợp xem kẽ giữa thuốc sinh học, thảo mộc với các thuốc được sử dụng cho rau muống:

   Thuốc trừ sâu: : VBT, Diptexrec, Karate, Sherpa, Tập kì.

Thuốc trừ bệnh: Validacin, Daconin.

Dùng thuốc theo 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều, đúng lúc, đúng chỗ).

Thu hoạch:

-    Đảm bảo thời gian cách ly thuốc BVTV.

Phân đạm.

-   Sau trồng đến thu hái lứa đầu là 20-25 ngày (chăm sóc tốt 18-20ngày), sau thu hai lứa đầu.

-   Vụ hè 8-10 ngày 1 lứa.

-    Vụ hè- đông 15-20 ngày/lứa

-     Khi thu hái tránh dập nát, rửa rau bằng nước sạch và đưa rau đi tiêu thụ.


Kỹ thuật trồng rau muống sạch trong thùng xốp tại nhà - Phần 1 Kỹ thuật trồng rau muống sạch trong thùng… Cách trồng rau muống vừa sạch vừa non mơn mởn Cách trồng rau muống vừa sạch vừa non…