Tin nông nghiệp Hướng dẫn sản xuất rau hữu cơ - Phần 2

Hướng dẫn sản xuất rau hữu cơ - Phần 2

Tác giả 2LUA.VN tổng hợp, ngày đăng 06/01/2018

Hướng dẫn sản xuất rau hữu cơ - Phần 2

III/ TẠO ĐỘ PHÌ CHO ĐẤT

Đất khỏe sẽ tạo ra cây khỏe. để tạo nên một đất khỏe thì điều thiết yếu là phải cải tạo độ phì và cấu trúc của đất thông qua việc sử dụng các đầu vào hữu cơ và có các biện pháp quản lý thận trọng. Những đầu vào này bao gồm phân ủ, phân động vật, cây phân xanh, các đá khoáng, phân vi sinh và các loại phân bón dung dịch. Vì các phân bón hóa học có tác động tiêu cực tới các sinh vật đất và cũng là hậu quả làm hỏng cấu trúc và độ phì nhiêu của đất, vì thế những loại phân này không được phép sử dụng trong canh tác hữu cơ.

Cách làm tốt nhất. Hãy bắt đầu bằng việc tạo dựng lượng vật chất hữu cơ trong đất. Các vật liệu thực vật và phân ủ là các yếu tố thiết yếu cho tiến trình này. 

1) PHÂN Ủ

Phân ủ phần lớn được làm từ các vật liệu thực vật và phân động vật. Một điều quan trọng của làm phân ủ là thu gom các vật liệu hữu cơ lại với nhau và để chúng thành đống luôn được che phủ tránh mưa không chảy vào bên trong. đống ủ được tạo cần phải được nóng lên. Tiến trình nóng lên này rất quan trọng để giết chết các bệnh tật không mong muốn và làm tăng tốc độ phân hủy vật liệu thực vật. đống ủ có thể được đảo lên để giữ cho quá trình ủ hoạt động tốt. Sản phẩm sau khi kết thúc quá trình ủ sẽ là một hỗn hợp trông giống như đất.

Để có phân ủ tốt thì điều quan trọng là phải có một hỗn hợp các vật liệu ủ tốt có hàm lượng cao của đạm (N) và các bon (C). Vật liệu có hàm lượng đạm (N) cao bao gồm tất cả các loại phân động vật, các lá tươi v..v. Vật liệu có hàm lượng các bon (C) cao gồm các vật liệu gỗ như các thân cây, rơm rạ, bã mía, vv..

Một hỗn hợp khoảng 50% các vật liệu cây xanh còn tươi, 25 – 30% rơm rạ và trấu và 20 – 25% phân động vật sẽ cho phân ủ có chất lượng tốt. Cũng có thể sử dụng vật liệu chỉ là vỏ trấu và phân động vật nhưng chúng phải được trộn lẫn với nhau và sau đó tạo đống cùng với các vật liệu xanh. 

Tạo đống ủ:

1. Chọn vị trí không bị úng và không phải ở dưới các cây có các rễ có thể ăn sâu vào đống ủ và lấy đi chất dinh dưỡng.

2. Thu gom tất cả các vật liệu ủ lại với nhau để vào vị trí định đặt đống ủ .

3. Tạo đống ủ bằng cách lần lượt đặt hàng loạt các lớp vật liệu - mỗi lớp dày khoảng 15cm.

4. Thiết kế đống ủ (Nên để đống ủ ở độ cao khoảng 1.5 m):

  • Lớp đáy đống ủ là các vật liệu gỗ như các cành, que nhỏ
  • Đến lớp rơm rạ, thân lá cây hoặc vỏ trấu gạo (vật liệu mầu nâu, giàu C)
  • Đến lớp phân động vật (ướt) phủ lên vật liệu thực vật
  • Đến vật liệu xanh (các cành lá và cỏ tươi)
  • Rơm rạ, thân lá ngô hoặc vỏ trấu
  • Phân động vật (ướt) phủ lên vật liệu thực vật
  • Vật liệu xanh (cành lá và cỏ tuơi)
  • Lớp trên cùng đống ủ - nên rắc một lớp đất mỏng phủ lên trên (khoảng 25 mm )
  • Che phủ đống ủ - bằng các bao tải đựng gạo (để ngăn cho mưa không chảy vào trong đống ủ)

5. Kiểm tra đống ủ sau 3 ngày và sau đó theo dõi đống ủ mỗi tuần 1 lần

6. Đảo đống ủ sau 2 tuần và đảo lại lần nữa sau đó 3 tuần

Thời điểm làm phân ủ tốt nhất trong năm vào các thời điểm các vật liệu ủ có sẵn và đầy đủ 

Hướng xử lý các sự cố khi ủ phân: 

Vấn đề Nguyên nhân có thể Giải pháp
Bên trong đống ủ bị khô Không đủ nước Bổ xung nước khi đảo đống ủ
Nhiệt độ đống ủ quá cao

1. Không đủ ẩm độ

2. Đống ủ quá to

1. Bổ xung nước và tiếp tục đảo đống ủ

2. Cố gắng làm giảm kích thước đống ủ

Nhiệt độ quá thấp

1. Thiếu không khí

2. Đống ủ quá ướt

3. Độ pH thấp (chua)

1. Đảo đóng ủ thường xuyên hơn để tăng độ thông khí

2. Bổ xung thêm vật liệu khô

3. Bổ xung thêm vôi hoặc tro gỗ và trộn lại

Có mùi khai hăng

1. Quá nhiều đạm

2. Độ pH cao (mặn)

1. Bỏ xung cật liệu giàu cácbon như mùn cưa, vỏ gỗ bào hoặc rơm rạ

2. Làm giảm độ pH bằng cách bổ xung các thành phần có tính axit (các lá) hoặc tránh bổ xung thêm các vật liệu kiềm như vôi và tro gỗ

Có mùi trứng thối Vật liệu ủ quá ướt và nhiệt độ đống ủ quá thấp. Bổ xung thêm các vật liệu khô có kích thước lớn

 

Chú ý

1. Tất cả các phân động vật phải được ủ nóng trước khi chúng được bón vào đất. Lý do là để giết các sinh vật độc hại, các hạt cỏ dại và làm ổn định đạm trong phân đáp ứng nguồn dinh dưỡng dễ sử dụng cho cây trồng.

2. Nhiệt độ là một chỉ thị rất tốt cho biết diễn biến đang xảy ra giữa các vật liệu trong đống ủ. Trong giai đoạn đầu, tiến trình ủ chủ yếu được thực hiện bởi sự hoạt động của các vi sinh vật. Hoạt động của các vi sinh vật có thể được đánh giá qua nhiệt độ của đống ủ. Nhiệt độ đống ủ sẽ tăng lên khi các vi sinh vật hoạt động mạnh và sẽ giảm xuống khi chúng kém hoạt động. Khi đống ủ được chuẩn bị tốt, nhiệt độ trong đống ủ bắt đầu tăng lên chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi tạo đống ủ và đạt tới nhiệt độ 50 – 60 °C trong vòng 2-3 ngày và duy trì trong khoảng 1 – 2 tuần. Việc duy trì nhiệt độ cao trong một thời gian dài có ý nghĩa quan trọng để phá hủy khả năng sống sót của nhiều các mầm bệnh và hạt cỏ. Nhiệt độ giảm xuống từ từ vì các vi sinh vật bắt đầu thiếu oxy. Vì thế đống ủ cần được đảo lên, các vật liệu từ phía bên ngoài được trộn với các vật liệu từ phía bên trong đống. Nhiệt độ sẽ lại tăng lên. Tiếp tục kiểm soát nhiệt độ và đảo trộn lại khi nhiệt độ giảm xuống cho đống ủ khi chưa được hoàn tất.

Bón phân:

Phân ủ tốt có chứa trung bình 2% N, 1% P and 2.5% K. Các rau đòi hỏi phân ủ không giống nhau. Thường cải bắp yêu cầu một lượng rất lớn trong khi khoai tây, hành tây, tỏi, cà rốt và các cây họ đậu (đậu hạt, đậu quả) cần ít hoặc không cần phân ủ. Rau ăn quả (mướp, dưa chuột, cà chua vv..) cần một lượng lớn phân ủ nhưng không nhiều như cải bắp.

Dưới đây là một số định hướng cho các cây trồng chính:

Cây trồng Lượng phân ủ (kg/sao)
Cải bắp, su lơ trắng, su lơ xanh 1000 - 1250
Bí đỏ, khoai tây, cà chua, dưa chuột 750 - 900
Hành tây, hành tăm, tỏi 300 - 400
Đậu ăn quả 400 - 600
Khoai tây 600

 

Loại đất và độ phì nhiêu cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định sử dụng bao nhiêu phân ủ. Và đương nhiên bản thân chất lượng của phân ủ cũng rất quan trọng! Ví dụ như nếu phân ủ chỉ chứa 1% N thay vì 2%, khi đó bạn sẽ phải bón gấp đôi lượng phân.

Trên đất cát pha cần bón tăng thêm từ 30 - 50% lượng phân ủ so với bón cho đất sét. Với việc bón phân ủ nhiều lần sẽ làm tăng hàm lượng mùn trong đất. Do mùn chứa nhiều đạm vì thế lượng phân ủ cần thiết sẽ được giảm xuống qua từng năm. 


Hướng dẫn sản xuất rau hữu cơ - Phần 3 Hướng dẫn sản xuất rau hữu cơ -… Hướng dẫn sản xuất rau hữu cơ - Phần 1 Hướng dẫn sản xuất rau hữu cơ -…