Hướng Dẫn Sử Dụng Phân Văn Điển Cho Cây Thanh Long
Cây thanh long có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi, nhưng không chịu được giá lạnh. Chúng dễ sống, dễ trồng, mọc được trên nhiều loại đất khác nhau.
Đặc điểm sinh học, nhu cầu dinh dưỡng của thanh long
Thanh long có khả năng thích ứng với các đất có độ chua (pH) rất khác nhau, nhưng do xuất xứ từ vùng khô hạn nên pH gần trung tính (5,5-6,5) là thích hợp nhất cho cây sinh trưởng, phát triển.
Cây thanh long ở thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB) có nhu cầu phân bón khác so với cây ở thời kỳ kinh doanh. Bón lót một lượng phân lân nung chảy (bón thay vôi) cũng là một biện pháp rất tốt và rất cần thiết, giúp điều chỉnh pH đất về giá trị thích hợp cho cây sinh trưởng, đồng thời cung cấp thêm các nguyên tố trung lượng canxi, magiê, silíc và các chất vi lượng Bo, Zn, Cu... rất cần thiết cho cây.
Thời kỳ kinh doanh, cây vừa sinh trưởng rất mạnh, vừa ra hoa, ra trái nên cần rất nhiều dinh dưỡng. Ngoài việc phải bón phân hữu cơ và vôi hàng năm, ta còn phải bón một lượng phân NPK theo các thời kỳ khác nhau. Trong thời gian nuôi cành, tạo tán, cây cần được bón các loại phân NPK có tỷ lệ đạm cao, lân vừa phải và kali thấp.
Khi cây cần phân hóa mầm hoa, ta bón phân có hàm lượng đạm trung bình, lân cao và kali trung bình, để thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa và ra hoa dễ dàng. Bước sang giai đoạn nuôi trái, ta bón phân có hàm lượng đạm và kali cao, lân thấp...
Phân bón Văn Điển thích hợp cho cây thanh long
+ Loại phân ĐYT NPK 16.16.8: Có chứa 16%N, 16%P2O5, 8%K2O, 5% MgO, 10% CaO, 8% SiO2 và các chất vi lượng B, Mn, Zn, Cu... tổng dinh dưỡng trên 63%.
+ Loại phân ĐYT NPK 16.6.16: Có chứa 16%N, 6%P2O5, 16%K2O, 2%S, 5% MgO, 8% CaO, 7% SiO2 và các chất vi lượng B, Mn, Zn, Cu... tổng dinh dưỡng trên 60%.
Ngoài ra còn có sản phẩm phân nung chảy lân Văn Điển, dùng bón lót giúp cải thiện độ chua của đất (bón thay vôi) điều chỉnh pH đất về ngưỡng thích hợp nhất cho cây thanh long phát triển (lân Văn Điển có pH từ 8 – 8,5) và cung cấp cho cây rất nhiều các chất trung và vi lượng mà các loại phân khác không có như magiê, silic, Bo, Cu, Zn, Mo…
Thanh long là cây ưa đất tơi xốp, thoát nước tốt nhưng nó có bộ rễ ngắn ăn nông. Nếu ta bón loại phân dễ tan thì khi tưới nước, phân sẽ ngấm xuống tầng đất sâu, cây không thể hút được. Phân bón Văn Điển không tan trong nước, chỉ tan trong môi trường do rễ cây tiết ra nên hiệu quả sử dụng cao lên đến 97 – 98%.
Phương pháp bón phân
- Ở thời kỳ KTCB:
+ Năm thứ nhất: Dùng 5 – 10kg phân hữu cơ (loại ủ hoai mục) với 0,5 – 1,0kg lân Văn Điển/trụ (bón trước khi trồng và 6 tháng sau khi trồng). Sau trồng 1 tháng bón 100g phân NPK 16.16.8 Văn Điển/trụ. Sau đó định kỳ bón 3 tháng/lần, mỗi lần 500 – 600g phân NPK 16.16.8 Văn Điển/trụ, rải phân xung quanh gốc, cách gốc 20 – 40cm, dùng rơm, cỏ khô tủ kín và tưới nước.
+ Năm thứ 2: Bón 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa, bón 15-20kg phân hữu cơ với 1,0 – 1,5kg lân Văn Điển/trụ. Định kỳ bón 3 tháng/lần, bón 600 – 750g phân NPK 16.16.8 Văn Điển/trụ.
- Ở thời kỳ kinh doanh (từ năm thứ 3 trở đi):
Bón 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa, lượng bón 15-20kg phân hữu cơ với 1,0 – 1,5kg lân Văn Điển/trụ. Ngoài bón phân hữu cơ phải bổ sung 2,0 – 2,5kg NPK 16-16-8 Văn Điển/trụ, giúp cho cây mau phân hóa mầm hoa sớm, hoa to. Lượng phân chia ra bón làm 4 lần, cụ thể như sau:
* Lần 1 khoảng tháng 10: Sau khi tiến hành cắt cành tạo tán, bón 15- 20kg phân chuồng hoai với 1,0 – 1,5kg lân Văn Điển/trụ + 500 - 600gram NPK 16.16.8 Văn Điển/trụ.
* Lần 2 khoảng tháng 12: Bón 500 - 600gram NPK 16.16.8 Văn Điển/trụ.
* Lần 3 khoảng tháng 2: Bón 500 - 600gram NPK 16.16.8 Văn Điển/trụ.
* Lần 4 khoảng tháng 4: Bón 500 - 600gram NPK 16.16.8 Văn Điển/trụ.
Giai đoạn nuôi trái, khi cây cho trái ổn định bón 1,8 – 2,4kg phân NPK 16-6-16 Văn Điển/trụ, chia ra làm 4 lần bón, mỗi tháng/lần. Lượng bón cụ thể như sau:
* Lần 5: Sau khi đậu trái 7 – 10 ngày, bón 450 - 600gram NPK 16.6.16 Văn Điển/trụ.
* Từ lần thứ 6 đến lần thứ 8, mỗi tháng/lần: Bón 450 - 600 gram NPK 16.6.16 Văn Điển/trụ.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ