Rau Răm Hướng dẫn trồng các loại rau thơm tại nhà

Hướng dẫn trồng các loại rau thơm tại nhà

Tác giả TRLV, ngày đăng 29/09/2016

Hướng dẫn trồng các loại rau thơm tại nhà

1.Chuẩn bị đất trồng: Hổn hợp đất dinh dưỡng

Bước 1: Trộn hỗn hợp xơ dừa đã xử lý vi sinh và đất dinh dưỡng vào khay xốp : 1,5 kg xơ dừa + 2 kg đất dinh dưỡng (với tỷ lệ: 1,5 phần xơ dừa – 2 đất dinh dưỡng Vườn Xinh).

Bước 2: cho hổn hợp đất trên vào khay ( thùng) xốp vừa bằng mặt. Dùng bình phun nước, phun nước cho đất trồng duy trì ẩm thường xuyên.

2. Gieo hạt:

– Với các loại rau thơm như: tía tô, kinh giới, thì là, húng quế: gieo đều trên bề mặt mỗi khay, ( khoảng 0,5-1g hạt giống/khay), phủ lên trên một lớp đất mỏng 0,5cm rồi tưới nước, giữ ẩm, sau 7-10 ngày hạt sẽ nẩy mầm.

– Với cây hạt rau thơm khó nảy mầm như ngò gai, hành lá, kinh giới, ngò rí… ngâm trong nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) khoảng 10-12 giờ. Sau đó vớt hạt ra ủ lại trong khăn giấy ướt khoảng 6-10 giờ, vớt ra để ráo nước rồi mới đem trọn với giá thể xong gieo đều lên mặt khay, tưới nước đủ ẩm sau 10-15 ngày hạt sẽ nẩy mầm.

– Chú ý: Dùng các tấm che (Giấy các tông, lưới đen…) đậy kín các khay sau khi gieo hạt và tưới đủ ẩm đem vào chỗ tối mát trong 2-3 ngày đầu cho hạt nhanh nẩy mầm. Khi hạt đã nẩy mầm thì dỡ các tấm đậy ra, kiểm tra độ ẩm để thường xuyên cung cấp nước cho khay. Khi rau thơm đã mọc 1-2 lá mầm thì đưa ra chỗ nhiều ánh sáng cho rau nhanh phát triển.

3. Tỉa thưa trồng sang chậu khay khác:

Các loại rau thơm như: húng quế, tía tô, kinh giới… khi được 20-30 ngày tuổi hoặc có từ 3-4 cặp lá là có thể bứng ( nhổ cây ) trồng ra các chậu riêng (1-3 cây/chậu) cây sẽ nhanh lớn, bấm ngọn, bón thêm đất trồng , tưới đủ ẩm để cây phân nhiều cành và thu hái ngọn, lá cây rau sống được lâu hơn (từ 6 tháng đến 1 năm).

4. Chăm sóc và bón phân:

– Tưới nước thường xuyên cho rau thơm, những ngày đầu tưới 2 lần/ngày (sáng, chiều), những ngày sau có thể tưới thêm tùy độ ẩm trong khay và điều kiện thời tiết bên ngoài. Không tưới khi trời đang nắng nóng. Nên dùng các loại bình phun có tia nhỏ, mịn để tránh làm rau bị dập lá.

– Bón phân :

Bón lần 1: Khi cây rau thơm vừa được tỉa ra sang trồng chậu khác 4-5 ngày thì cho tưới thêm phân cho cây mau lớn. Pha 10g phân ure và 10g super Lân trong 4 lít nước tưới cho cây rau thơm.Nên tưới lúc chiều mát.

Bón bổ sung Vitamin: để giúp cây rau thơm có sức đề kháng nên phun thêm vitamin B1, Atonik, Rong biển… sau khi bón phân lần 1.

Bón lần 2: Cách 10 ngày bón phân lần 1, bấm ( ngắt) bớt ngọn rau thơm để cây có thêm nhiều cành bên, bón bổ sung thêm hổn hợp đất trồng lớp dầy 3-4 cm và pha 10g phân NPK hay DAP vào 2 lít nước tưới cho cây lúc chiều mát.

Bón sau khi thu hoạch lá rau thơm: Dùng kéo cắt để thu hoạch cành lá rau thơm, phun phân “ ra rể mầm chồi” để giúp cây mau ra cành lá mới, khi lá rau vừa ra tiếp tục bón như hướng dẩn trên.

Lưu ý:

– Thời gian cách ly sau khi tưới rau thơm là 7-10 ngày mới thu hoạch, cây rau thơm hay bị vàng lá do trời mưa kéo dài hay thiếu đạm và lân. Thường xuyên kiểm tra hái bỏ lá vàng úa, lá hư nhũng để tránh cây bị nhiểm bệnh.Trường hợp có mưa bão kéo dài cây rau thơm sẽ chậm lớn cần phun thêm vitamin giúp cây khỏe mạnh.

– Trồng rau thơm lưu ý để cây rau nơi có ánh sáng thì cây mới tốt, cho nhiều thân lá.

– Khi rau thơm thu hoạch nhiều lần, cây còi cọc chậm phát triển do rể cây đã ra kín hết diện tích chậu thì có thể nhổ bỏ cây thu hồi lại giá thể. Trộn giá thể thu hồi với vôi bột hay chế phẩm sinh học Tricoderma, sau vài ngày có thể thêm hổn hợp đất để tái sử dụng trồng rau mới.


Trồng rau răm trên đất ruộng Trồng rau răm trên đất ruộng Tác Dụng Chữa Bệnh Của Rau Răm Tác Dụng Chữa Bệnh Của Rau Răm