Hướng dẫn xây dựng chuồng nuôi nai giống
Một số đặc điểm của nai cần căn cứ để làm chuồng trại thích hợp:
- Nai là động vật hoang dã đã được thuần chủng tuy nhiên vẫn còn rất nhát.
- Rất khỏe, khi bị chọc giận hoặc bắt ép có thể gây nguy hiểm cho người.
- Nai có sức đề kháng tốt, thường ít bị bật tật
- Con đực mỗi năm cho nhung nai một lần, con cái mỗi năm đẻ 1 con
1. Vị Trí
- Xây dựng ở nơi thoáng mát.
- Tránh xa khu dân cư để không gây ô nhiễm và tạo không gian yên tĩnh tránh những tiếng động mạnh làm nai hoảng loạn vì bản chất con vật này rất nhát khi hoảng loạn có thể tự gây chấn thương cho mình.
- Có đường mương, hố rác, hố ga để xử lý các phế phẩm trong quá trình chăn nuôi.
- Nên xây dựng gần những cánh đồng cỏ tiền lợi cho việc tìm kiếm thức ăn cho con vật.
2. Cách thức xây dựng
Với đặc tính là nhát và rất khỏe nên nai giống thường được nuôi theo kiểu nuôi nhốt.
Nguyên liệu làm chuồng:
Trước đây bà con thường dùng tre hoặc gỗ để đóng chuồng
Nhưng sau do độ bên của chuồng thường không cao, gỗ cũng khan hiếm bà con chuyển sang làm chuồng xây tường kết hợp với các song sắt.
Kết cấu chuồng nuôi:
Chuồng cao từ 3m-5m, khoảng cách giữa các song sắt không quá 10cm.
Phần phía trước lập tôn che nắng mưa cho con vật, phần phía sau đở hở rào lưới B40 tạo sân chơi và phơi nắng cho con vật.
Nên xây chuồng theo dạng hai dãy đối lập nhau, ở giữa có lối đi khoảng 1m-1,5m, tạo thuận lợi cho việc bắt giữ để vận chuyển sau này.
Nền chuồng: đổ bê tông, độ dốc 2-3%, có độ bám tránh nai bị trơn trượt.
Diện tích chuồng nuôi:
+ Đối với nai cái: 4-6 m2
+ Đối với nai đực: 8-10m2
+ Sân chơi và phơi nắng phía sau tùy theo quỷ đất của bà con mà có thể làm rộng từ 2-4 lần điện tích chuồng
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ